1. Cả đoàn khách Việt Nam chúng tôi được cô tiếp tân khách sạn và hướng dẫn viên người Thái dẫn vào phòng nghỉ chân trước khi nhận phòng. Một tấm bảng lớn có ghi chữ bằng tiếng Việt làm nhiều người hài lòng nghĩ bụng: “Chắc khách Việt đến đây ở đông nên có cả bảng hướng dẫn bằng tiếng Việt”.
Nhưng rồi lòng tự ái của chúng tôi đã nổi lên khi nhìn thấy dòng chữ trên bảng: “Yêu cầu quý khách không mang thức ăn và nước uống lên phòng”. Chúng tôi đã thử đảo qua các phòng chờ kề bên và tuyệt nhiên chỉ có dòng thông báo độc nhất bằng tiếng Việt. Cảm giác hụt hẫng tràn ngập và cả đoàn lủi thủi mang đồ lên phòng trong tâm trạng không lấy gì vui vẻ.
2. Hai ngày trước khi đến Thái Lan, đoàn khách chúng tôi đi chơi ở Siem Reap (Campuchia). Khách sạn khá nhỏ và có sức chứa chừng 50 khách nhưng cũng tổ chức ăn buffet. Buổi sáng trước khi dùng bữa, cả đoàn cũng được anh hướng dẫn viên nói bóng gió về ý thức ăn buffet, đại ý mỗi lần khách chỉ nên lấy một ít, ăn hết hãy lấy tiếp để tránh lãng phí.
Vậy mà kết thúc buổi ăn sáng, hàng loạt chiếc đĩa chứa đầy thức ăn dư thừa vẫn la liệt trên bàn trong cái nhìn khó chịu của nhân viên phục vụ và cái lắc đầu ngao ngán của hướng dẫn viên. Buổi trưa, sau khi đi tham quan một loạt đền đài trong quần thể Angkor Wat ai cũng đói bụng. Một thành viên trong đoàn chúng tôi đã nhanh tay lấy trong túi áo ra hai quả trứng và không quên bỏ nhỏ với đồng nghiệp: “Ăn sáng xong tôi tranh thủ lấy hai quả trứng bỏ ngay vào túi vì biết đi chơi nhanh đói lắm”.
3. Một hướng dẫn viên du lịch kể nhiều lần dẫn khách du lịch VN đi nước ngoài đã không biết phải làm sao trước những hành vi “xấu xí” của khách xứ mình. Cụ thể, lần nọ, có một gia đình tám thành viên đi tour Malaysia khi đến một nhà hàng ăn buffet trưa đã tự tổ chức một bữa “đại tiệc” cho riêng gia đình họ.
Cả nhà thi nhau lấy thức ăn về bàn của mình nhiều đến độ khi họ ăn no nê cũng chỉ hết 1/3 thức ăn rồi bỏ ra ngoài. Quản lý nhà hàng rất khó chịu về chuyện này nhưng sợ mất lòng khách nên chỉ than phiền với hướng dẫn viên. Như vậy không phải ngẫu nhiên khi một số nhà hàng ở Malaysia và Singapore có bảng thông báo dán ở cửa vào bằng tiếng Việt rằng sẽ tính tiền nếu khách để thức ăn thừa nhiều.
4. Buffet đã du nhập vào Việt Nam khá lâu và văn hóa ăn buffet cũng đã hình thành ở nhiều người, nhưng đâu đó vẫn có những “hình ảnh xấu xí” không đáng có.
PHI LONG
Nguồn :
Nhưng rồi lòng tự ái của chúng tôi đã nổi lên khi nhìn thấy dòng chữ trên bảng: “Yêu cầu quý khách không mang thức ăn và nước uống lên phòng”. Chúng tôi đã thử đảo qua các phòng chờ kề bên và tuyệt nhiên chỉ có dòng thông báo độc nhất bằng tiếng Việt. Cảm giác hụt hẫng tràn ngập và cả đoàn lủi thủi mang đồ lên phòng trong tâm trạng không lấy gì vui vẻ.
2. Hai ngày trước khi đến Thái Lan, đoàn khách chúng tôi đi chơi ở Siem Reap (Campuchia). Khách sạn khá nhỏ và có sức chứa chừng 50 khách nhưng cũng tổ chức ăn buffet. Buổi sáng trước khi dùng bữa, cả đoàn cũng được anh hướng dẫn viên nói bóng gió về ý thức ăn buffet, đại ý mỗi lần khách chỉ nên lấy một ít, ăn hết hãy lấy tiếp để tránh lãng phí.
Vậy mà kết thúc buổi ăn sáng, hàng loạt chiếc đĩa chứa đầy thức ăn dư thừa vẫn la liệt trên bàn trong cái nhìn khó chịu của nhân viên phục vụ và cái lắc đầu ngao ngán của hướng dẫn viên. Buổi trưa, sau khi đi tham quan một loạt đền đài trong quần thể Angkor Wat ai cũng đói bụng. Một thành viên trong đoàn chúng tôi đã nhanh tay lấy trong túi áo ra hai quả trứng và không quên bỏ nhỏ với đồng nghiệp: “Ăn sáng xong tôi tranh thủ lấy hai quả trứng bỏ ngay vào túi vì biết đi chơi nhanh đói lắm”.
3. Một hướng dẫn viên du lịch kể nhiều lần dẫn khách du lịch VN đi nước ngoài đã không biết phải làm sao trước những hành vi “xấu xí” của khách xứ mình. Cụ thể, lần nọ, có một gia đình tám thành viên đi tour Malaysia khi đến một nhà hàng ăn buffet trưa đã tự tổ chức một bữa “đại tiệc” cho riêng gia đình họ.
Cả nhà thi nhau lấy thức ăn về bàn của mình nhiều đến độ khi họ ăn no nê cũng chỉ hết 1/3 thức ăn rồi bỏ ra ngoài. Quản lý nhà hàng rất khó chịu về chuyện này nhưng sợ mất lòng khách nên chỉ than phiền với hướng dẫn viên. Như vậy không phải ngẫu nhiên khi một số nhà hàng ở Malaysia và Singapore có bảng thông báo dán ở cửa vào bằng tiếng Việt rằng sẽ tính tiền nếu khách để thức ăn thừa nhiều.
4. Buffet đã du nhập vào Việt Nam khá lâu và văn hóa ăn buffet cũng đã hình thành ở nhiều người, nhưng đâu đó vẫn có những “hình ảnh xấu xí” không đáng có.
PHI LONG
Nguồn :
Mã:
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=333550&ChannelID=118