Theo phó chủ tịch quản lý sản phẩm của Facebook là Adam Mosseri thì tốc độ phát triển của trang mạng xã hội này ở Ấn Độ nhanh hơn nhiều so với tốc độ phát triển trung bình ở các thị trường còn lại trên toàn thế giới. Theo ghi nhận thống kê thì số người dùng tích cực mỗi ngày ở Ấn Độ tăng 22% từng năm so với con số 17% của toàn cầu.
Facebook cho biết thêm họ có trên 155 triệu người dùng tích cực hàng tháng ở Ấn Độ, trong số này có 77 triệu người dùng tham gia truy cập mạng mỗi ngày. Phần lớn số người dùng này, nếu tính chính xác thì là 147 triệu người, tham gia truy cập Facebook từ điện thoại mỗi tháng trong khi 73 triệu người lên mạng hằng ngày.
Mặc dù Ấn Độ là một trong những thị trường có số người dùng lên mạng internet phát triển nhanh nhất thế giới hiện nay, song phần lớn tập trung ở các thành thị, mà trong số này lại có sự phát triển không đồng đều, đó cũng là lý do mà một giám đốc của Facebook cảm thán: "Chúng tôi cũng không chắc chắn được liệu có thể 2/3 dân lên mạng được hay không." Và Facebook đang tìm cách đẩy mạnh sự phát triển ở các khu vực nông thôn cũng như các địa phương nơi mà điện thoại cơ bản vẫn còn giữ vị trí thống trị.
Nhưng để làm được điều này thì thật sự khó khăn do lẽ thị trường Ấn Độ là một thị trường bị phân mảnh từ hệ thống mạng, ngôn ngữ cho đến nội dung cung cấp.
Trong nhiều năm qua, công ty Facebook đã tìm cách tiết chế các tính năng có trên sản phẩm của họ sao cho có thể vẫn truy cập bình thường dù có đang sử dụng ở các hệ thống mạng chậm chạp. Quan trọng hơn nữa, gần đây Facebook cũng đã ra mắt thêm các ứng dụng như Facebook Lite và Facebook Messenger Lite để dành cho những người dùng đang sinh sống tại các khu vực có kết nối internet hạn hẹp. Và cũng không có gì lạ khi những ứng dụng này nhanh chóng trở nên phổ biến đối với người dùng.
Một bước chiến lược khác của công ty Facebook là mở rộng hỗ trợ ngôn ngữ cho nhiều vùng miền khác nhau. Được biết hiện Facebook đã hỗ trợ 12 ngôn ngữ địa phương trong khi thực tế có đến 90% người dân Ấn Độ không biết tiếng Anh.
Nguồn Mashable