Amp và AVR class D

lan806

Well-Known Member
Amp stereo và AVR class D

Em rất muốn tìm hiểu và sắm một chiếc Amp hoặc AVR chạy class D, tuy nhiên tại thị trường Việt Nam có vẻ không nhiều. Ngoại trừ chiếc Pioneer LX71 và 1 Onkyo stereo tham khảo qua mạng thì em biết, không biết còn những hãng khác có dòng này nữa không? (những dòng AIO không tính).
Bác nào đã nghe qua dòng class D cho ý kiến, bác nào có thông số hoặc ảnh của dòng này up lên cho anh em tham khảo với.
Cảm ơn nhiều
 
Chỉnh sửa lần cuối:

vinagoh

Well-Known Member
Ðề: Amp và AVR class D

Hình như các dòng avr đời cao của Pio đều dùng class D thì phải!!!?? Bác vào amazon or ebay kiếm thử xem.
 

lehoang40

New Member
Ðề: Amp và AVR class D

Mình cũng đang tìm hiểu cái này, khi search Amplifier class D trên google thì không thấy giới thiệu dòng Pioneer LX71, chỉ thấy một số dòng cao cấp như RoTel 1077, S300iU, nhưng có bạn nói rằng Pioneer LX là class D.
Vì mình không phải là dân điện tử, nên khi tìm hiểu về class D, chỉ quan tâm về nguyên lý và ứng dụng mà thôi, không quan tâm đến mạch - tụ. Những gì mình hiểu về class D là như thế này:
Mạch khuyếch đại class D là mạch dựa hoàn toàn vào tín hiệu số, nếu nguồn phát là analogue thì nó cũng chuyển về digital, sau đó quá trình khuếch đại âm thanh cũng là dạng số,chỉ đến khi ra loa mới chuyển về analogue, do vậy về nguên lý máy không đòi hỏi phải có bộ tản nhiệt và cấp nguồn lớn như các mạch amply khác mà nguồn và bộ tản nhiệt giống trong máy tính.
Các ứng dụng của mạch class D nhiều nhất là trong các loa vi tính, trong các subwoodfer thế hệ mới.
Do vậy, điều dễ nhận ra nhất ở một amply class D là máy nhỏ, nhẹ nhưng công suất vẫn lớn mà ví dụ điển hình nhất là 2 con Rotel 1077 (khoảng 8kg) và S300iU (5.5kg). Nên khi mình nghe nói là các dòng Pioneer LX và con Onkyo class D mà nặng đến 17-20kg thì mình hơi ngạc nhiên, vì hình như ngoài dòng class D đơn thuần còn có một số dòng lai giữa Class D và các class cổ điển khác.
Có bậc cao thủ nào về chuyện này xintham gia giải thích để anh em rõ hơn.
Rất cám ơn.
 

vietrung

Active Member
Ðề: Amp và AVR class D

Mình cũng đang tìm hiểu cái này, khi search Amplifier class D trên google thì không thấy giới thiệu dòng Pioneer LX71, chỉ thấy một số dòng cao cấp như RoTel 1077, S300iU, nhưng có bạn nói rằng Pioneer LX là class D.
Vì mình không phải là dân điện tử, nên khi tìm hiểu về class D, chỉ quan tâm về nguyên lý và ứng dụng mà thôi, không quan tâm đến mạch - tụ. Những gì mình hiểu về class D là như thế này:
Mạch khuyếch đại class D là mạch dựa hoàn toàn vào tín hiệu số, nếu nguồn phát là analogue thì nó cũng chuyển về digital, sau đó quá trình khuếch đại âm thanh cũng là dạng số,chỉ đến khi ra loa mới chuyển về analogue, do vậy về nguên lý máy không đòi hỏi phải có bộ tản nhiệt và cấp nguồn lớn như các mạch amply khác mà nguồn và bộ tản nhiệt giống trong máy tính.
Các ứng dụng của mạch class D nhiều nhất là trong các loa vi tính, trong các subwoodfer thế hệ mới.
Do vậy, điều dễ nhận ra nhất ở một amply class D là máy nhỏ, nhẹ nhưng công suất vẫn lớn mà ví dụ điển hình nhất là 2 con Rotel 1077 (khoảng 8kg) và S300iU (5.5kg). Nên khi mình nghe nói là các dòng Pioneer LX và con Onkyo class D mà nặng đến 17-20kg thì mình hơi ngạc nhiên, vì hình như ngoài dòng class D đơn thuần còn có một số dòng lai giữa Class D và các class cổ điển khác.
Có bậc cao thủ nào về chuyện này xintham gia giải thích để anh em rõ hơn.
Rất cám ơn.

vậy ý bác là AVR classD có 2 bộ ADC và DAC à :-w
 

lehoang40

New Member
Ðề: Amp và AVR class D

vậy ý bác là AVR classD có 2 bộ ADC và DAC à :-w

Hoàn toàn chính xác bác, trong mạch class D số lượng DAC và ADC rất nhiều, ngoài ra hình như còn có cả một con processor trung tâm nửa. Cái khó nhất của mạch class D là quá trình chuyển đổi phải real time, nó mà delay là khỏi nghe nhạc được luôn.
Theo mình tìm hiểu là như vậy đó.
 

vietrung

Active Member
Ðề: Amp và AVR class D

Hoàn toàn chính xác bác, trong mạch class D số lượng DAC và ADC rất nhiều, ngoài ra hình như còn có cả một con processor trung tâm nửa. Cái khó nhất của mạch class D là quá trình chuyển đổi phải real time, nó mà delay là khỏi nghe nhạc được luôn.
Theo mình tìm hiểu là như vậy đó.

theo mình dc biết thì classD cho hiệu suất cao, nhưng khả năng cho ra tín hiệu ko trung thực bằng classA, mạch classA cho tín hiệu ít méo nhưng hiệu suất thấp, còn vụ AVR classD mà có 2 bộ decode thì cũng mới nghe bác nói:-O
 
Ðề: Amp và AVR class D

mấy con pioneer nó class D thật đấy bác ạ, ko có tản nhiệt dữ dội như dòng thường đâu. Bác có thể search hoặc vào trang chủ của thằng pioneer mà xem qua.
Nó nặng là do những bộ phận khác, vì receiver gồm 1 đống các loại mạch khác nữa mà.
 

lehoang40

New Member
Ðề: Amp và AVR class D

theo mình dc biết thì classD cho hiệu suất cao, nhưng khả năng cho ra tín hiệu ko trung thực bằng classA, mạch classA cho tín hiệu ít méo nhưng hiệu suất thấp, còn vụ AVR classD mà có 2 bộ decode thì cũng mới nghe bác nói:-O

Muốn có hiệu suất cao thì xài class B được rồi, cần gì class D bác.
 

lan806

Well-Known Member
Ðề: Amp và AVR class D

Em có xem hình nội thất con amp onkyo stereo 9555 đúng là nó nặng 17kg nhưng không có tản nhiệt, phần công suất thì bé tí nhưng 2 cục biến thế thì to đùng. Có lẽ nó nặng là vì thế, trở kháng thì xuống tới 4ohm, công suất 180w x 2 ở trở kháng 8ohm. Công suất này thì loa nào nó chẳng tẩn được các bác nhỉ.
 

dichtv

Member
Ðề: Amp và AVR class D

Mình cũng đang tìm hiểu cái này, khi search Amplifier class D trên google thì không thấy giới thiệu dòng Pioneer LX71, chỉ thấy một số dòng cao cấp như RoTel 1077, S300iU, nhưng có bạn nói rằng Pioneer LX là class D.
Vì mình không phải là dân điện tử, nên khi tìm hiểu về class D, chỉ quan tâm về nguyên lý và ứng dụng mà thôi, không quan tâm đến mạch - tụ. Những gì mình hiểu về class D là như thế này:
Mạch khuyếch đại class D là mạch dựa hoàn toàn vào tín hiệu số, nếu nguồn phát là analogue thì nó cũng chuyển về digital, sau đó quá trình khuếch đại âm thanh cũng là dạng số,chỉ đến khi ra loa mới chuyển về analogue, do vậy về nguên lý máy không đòi hỏi phải có bộ tản nhiệt và cấp nguồn lớn như các mạch amply khác mà nguồn và bộ tản nhiệt giống trong máy tính.
Các ứng dụng của mạch class D nhiều nhất là trong các loa vi tính, trong các subwoodfer thế hệ mới.
Do vậy, điều dễ nhận ra nhất ở một amply class D là máy nhỏ, nhẹ nhưng công suất vẫn lớn mà ví dụ điển hình nhất là 2 con Rotel 1077 (khoảng 8kg) và S300iU (5.5kg). Nên khi mình nghe nói là các dòng Pioneer LX và con Onkyo class D mà nặng đến 17-20kg thì mình hơi ngạc nhiên, vì hình như ngoài dòng class D đơn thuần còn có một số dòng lai giữa Class D và các class cổ điển khác.
Có bậc cao thủ nào về chuyện này xintham gia giải thích để anh em rõ hơn.
Rất cám ơn.
Bác giải thích như vậy gần đúng rồi đấy. Em xin bổ xung như sau:
Mạch khuếch đại class D là mạch khuếch đại điều biến xung (PWM -Pulse width modulation). Tín hiệu ở đây là sóng vuông được biến đổi độ rộng xung theo biên độ của tín hiệu tương tự ở đầu. Để dễ tượng tượng, các bác nhìn hình dưới đây:

pwm-f3.gif


Nhìn vào hình ta thấy: khi biên độ tín hiệu vào bằng 0 thì tín hiệu ra có thời gian tồn tại và thời nghỉ bằng nhau - hay gọi nôm na là thời gian on và off bằng nhau (ký hiệu là Ton = Toff).
Khi biên độ tín hiệu vào âm thì Ton< Toff, càng âm thì Ton<<Toff. Tương tự như vậy khi tín hiệu vào càng dương thì Ton càng lớn hơn Toff. Hay giống như các bác bật tắt công tắc đèn liên tục: ON nhiều OFF ít thì đèn sáng hơn là ON ít OFF nhiều.
Như vậy điện áp ra là giá trị trung bình của các xung vuông này sẽ phản ánh biên độ của tín hiệu vào. Trong kỹ thuật, người ta chọn tần số của xung vuông này lớn hơn ít nhất 10 lần tần số lớn nhất của tín hiệu. Ta có Fmax của audio là 20kHz do vậy Fxung>200kHz. Ở tần số này tai người không nghe được, do vậy ở đầu ra phải có bộ lọc tần số thấp biến các xung rời rạc tần số cao này thành tín hiệu audio.

Vì nó làm việc chế độ xung nên hiệu suất rất cao (có thể lên đến 97%), còn mạch class A hiệu suất chắc chỉ 30%, class AB 50-60%. Hiệu suất cao thì năng lượng tiêu hao (chủ yếu biến thành nhiệt năng) sẽ ít do vậy không cần tản nhiệt lớn - kích thước nhỏ, gọn. Nó gần giống nguồn xung của máy tính đấy các bác ợ.

800px-Inside_of_a_Boss_Audio_DD3600_Class_D_mono_block_amp.jpg


Mạch này có nhược điểm là làm việc ở chế độ xung, tần số lại cao nên dễ hỏng hơn. Do đó yêu cầu chất lượng linh kiện phải tốt, đấy là lý do mà ít thằng sản xuất. Và về chất lượng thì sẽ kém class A, AB do phải gia công tín hiệu nhiều lần. Nhược điểm này được khắc phục bằng tăng chất lượng linh kiện và các mạch phụ trợ.

Các bác quan tâm có thể tham khảo ở đây:
http://en.wikipedia.org/wiki/Electronic_amplifier#Class_D
 

MrBo682

Well-Known Member
Ðề: Amp và AVR class D

Pioneer các dòng LX 60,LX70,LX80,cả thần bão LX90 chạy Class A .Khuân nặng gãy xương sống b-(b-(b-(
Các đời sau chạy class D LX61.LX71,LX81,LX91 (châu Âu model SC 09 và được trang bị màn hình màu) chạy Class D .Các model này cân nặng nhẹ hơn nhiều
Mạch Class D hoạt động hiệu suất cao hơn(có người lại nhầm lẫn là công suất cao hơn ~X(~X(~X( ),chính xác như 1 bác vừa nói.
Thông thường 1 ampli được cấp điện sẳn (phân cực),có tín hiệu vào hay không cũng đã tiêu thụ mớ điện năng rồi (tỏa nhiệt).Cần tản nhiệt tốt nếu không thời gian kéo dài có thể nướng luôn các "sò công suất"
Với mạch công suất class D ,chỉ khi có tín hiệu vào ,các sò công suất mới hoạt động > điện năng được tiết kiệm khá nhiều và cũng sinh nhiệt là đương nhiên > không cần tản nhiệt nhiều,các vĩ tản nhiệt thường mõng ,rỗng giông giống tản nhiệt máy lạnh (điều hòa).Trọng lượng còn lại lệ thuộc bộ vỏ máy và biến thế,linh kiện xung quanh...
Và cũng chính xác như 1 bác vừa nói người ta ứng dụng nhiều kiểu classD trên các sub-điện,em nó ít hoạt động liên tục trong vai trò xem phim.Đây là điểm lưu ý khi dùng trong hệ thống xem phim VS sub hơi
Tuy nhiên hình như do chi phí (bản quyền tác giả khá cao) các Ampli ít được trang bị kiểu công suất này
Các kỹ thuật mới, với các linh kiện có đáp ứng tần số rất tốt (mosfet...), nên không thể nhận định mạch class A hay class D cho chất âm tốt hơn.>:D<>:D<>:D<
Mình chỉ tìm hiểu được vậy ,bác nào thấy sai xin sửa cho.Cám ơn rất nhiều
 

dichtv

Member
Ðề: Amp và AVR class D

Bổ sung thêm cho các bác sơ đồ khối của Class D Amplifier
800px-Pwm_amp.svg.png
 

lehoang40

New Member
Ðề: Amp và AVR class D

Mạch này có nhược điểm là làm việc ở chế độ xung, tần số lại cao nên dễ hỏng hơn. Do đó yêu cầu chất lượng linh kiện phải tốt, đấy là lý do mà ít thằng sản xuất. Và về chất lượng thì sẽ kém class A, AB do phải gia công tín hiệu nhiều lần. Nhược điểm này được khắc phục bằng tăng chất lượng linh kiện và các mạch phụ trợ.

Các bác quan tâm có thể tham khảo ở đây:
http://en.wikipedia.org/wiki/Electronic_amplifier#Class_D

Hic, đang máu tìm một em amply class D tư nhiên nghe câu này cái mất lửa...
Rất cám ơn bác dichtv.
 

vietrung

Active Member
Ðề: Amp và AVR class D

nên mình nghĩ các AVR pi sử dụng classD toàn là hàng gấu LX, sử dụng linh kiện tốt để hạn chế nhược điểm như bác dichtv vừa nói!!!
 

dichtv

Member
Ðề: Amp và AVR class D

Pioneer các dòng LX 60,LX70,LX80,cả thần bão LX90 chạy Class A .Khuân nặng gãy xương sống b-(b-(b-(
Các đời sau chạy class D LX61.LX71,LX81,LX91 (châu Âu model SC 09 và được trang bị màn hình màu) chạy Class D .Các model này cân nặng nhẹ hơn nhiều
Mạch Class D hoạt động hiệu suất cao hơn(có người lại nhầm lẫn là công suất cao hơn ~X(~X(~X( ),chính xác như 1 bác vừa nói.
Thông thường 1 ampli được cấp điện sẳn (phân cực),có tín hiệu vào hay không cũng đã tiêu thụ mớ điện năng rồi (tỏa nhiệt).Cần tản nhiệt tốt nếu không thời gian kéo dài có thể nướng luôn các "sò công suất"
Với mạch công suất class D ,chỉ khi có tín hiệu vào ,các sò công suất mới hoạt động > điện năng được tiết kiệm khá nhiều và cũng sinh nhiệt là đương nhiên > không cần tản nhiệt nhiều,các vĩ tản nhiệt thường mõng ,rỗng giông giống tản nhiệt máy lạnh (điều hòa).Trọng lượng còn lại lệ thuộc bộ vỏ máy và biến thế,linh kiện xung quanh...
Và cũng chính xác như 1 bác vừa nói người ta ứng dụng nhiều kiểu classD trên các sub-điện,em nó ít hoạt động liên tục trong vai trò xem phim.Đây là điểm lưu ý khi dùng trong hệ thống xem phim VS sub hơi
Tuy nhiên hình như do chi phí (bản quyền tác giả khá cao) các Ampli ít được trang bị kiểu công suất này
Các kỹ thuật mới, với các linh kiện có đáp ứng tần số rất tốt (mosfet...), nên không thể nhận định mạch class A hay class D cho chất âm tốt hơn.>:D<>:D<>:D<
Mình chỉ tìm hiểu được vậy ,bác nào thấy sai xin sửa cho.Cám ơn rất nhiều

Em xin bổ sung tiếp là do tần số xung nhịp phải > 10 lần tần số tín hiệu nên ban đầu nó chỉ được ứng dụng nhiều ở miền tần số thấp (BASS). Vì tần số càng lớn-> càng khó sử lý-> méo càng nhiều. Sau này kỹ thuật phát triển nên nó có thể ứng dụng trong toàn dải âm tần.
 

lan806

Well-Known Member
Ðề: Amp và AVR class D

Và cũng chính xác như 1 bác vừa nói người ta ứng dụng nhiều kiểu classD trên các sub-điện,em nó ít hoạt động liên tục trong vai trò xem phim.Đây là điểm lưu ý khi dùng trong hệ thống xem phim VS sub hơi
Tuy nhiên hình như do chi phí (bản quyền tác giả khá cao) các Ampli ít được trang bị kiểu công suất này
Các kỹ thuật mới, với các linh kiện có đáp ứng tần số rất tốt (mosfet...), nên không thể nhận định mạch class A hay class D cho chất âm tốt hơn

Mình có một số đánh giá như sau:
Thứ nhất không phải do chi phí (hay bản quyền tác giả cao) vì các bộ AIO thường được ứng dụng công nghệ này trong khi đó các bộ AVR hoặc amp tầm trung lại không lắp, các AVR tầm cao lại ứng dụng công nghệ này. Như vậy theo mình đây là vấn đề thuộc về nhà sản xuất thôi, họ không muốn sản phẩm của họ èo uột bằng đôi ba bảng mạch bé tí, lại mất công quảng cáo tuyên truyền rồi giải thích, rồi người sử dụng cũng chưa quen với công nghệ mới, đánh giá nhận xét thiếu tính nhạc,.. X, Y, Z để sản phẩm lại đi vào bóng tối. Trong khi đó sản phẩm cao cấp hơn nhiều linh kiện hơn nên khi ứng dụng công nghệ mới vào thì lại được đánh giá mang tính đột phá, giá thành hạ hơn,.. X,Y,Z lợi cả đôi đường.
Thứ hai: một số sub ứng dụng công nghệ này, và thường đắt hơn so với những chiếc khác ứng dụng công nghệ cũ hơn, vì lúc này phần công suất là sự quan tâm thứ yếu so với tổng thể cả chiếc sub.
Thứ ba: Bởi vì hiệu năng cao, nhỏ gọn, một số thiết bị âm thanh được lắp trên xe hơi có công suất cả ngàn w (2ohm) có giá thành cao hơn so với những thiết bị chạy mạch classB hoặc AB và đương nhiên công suất thì lớn hơn rồi.
Chất lượng âm thanh thì ngoài những bộ AIO tôi đã được nghe, những bộ rời chưa được nghe nên không dám bàn.
Tôi thấy đường link này có những bảng mạch bé tí nhưng công suất khủng, nếu chạy mạch classA thì nó to bằng chừng nào.
http://www.grid.si/hypmodulieng.html
 
Bên trên