Hôm qua, AMD đã cho ra mắt bộ sản phẩm dành cho Workstation đầu tiên, lấy tên là Ryzen Threadripper Pro. Tuy nhiên, những vi xử lý này sẽ chỉ xuất hiện dưới dạng máy tính đã thành phẩm và sẽ không có bo mạch chủ nào được làm ra để dành cho mục đích tiêu dùng thông thường.
Khi Threadripper lên "Pro"
Bộ sản phẩm từ AMD hiện đang có hai dòng chip là Ryzen Pro và Ryzen Mobile Pro, đây là biến thể vi xử lý có hỗ trợ ECC cùng với đó là những hỗ trợ về bảo mật, khả năng quản lý và tính ổn định của hệ điều hành. Và chính bởi phiên bản Pro ấy của dòng chip Ryzen, chúng ta lại tin rằng dòng vi xử lý cho máy chủ EPYC của AMD chính là bản Pro của dòng Threadripper. Không chỉ vậy, do sự chồng chéo của thị trường máy chủ và PC/Workstation cao cấp nên khi tìm tới những sản phẩm có hỗ trợ ECC là chúng ta lại ngay lập tức nghĩ tới dòng EPYC.
Song, AMD đã thay đổi quan niệm trên bằng dòng Ryzen Threadripper Pro.
Phần cứng của dòng CPU mới này sẽ có một vài điểm tương đồng với các mẫu EPYC như: 8 kênh RAM DDR4-3200, 128 làn PCIe 4.0, tương thích với RDIMM và LRDIMM, hỗ trợ tính năng mã hóa bộ nhớ an toàn cùng với đó là khả năng quản lý và tính ổn định của hệ điều hành giống với các CPU thuộc phần còn lại trong chương trình Pro Bussiness Ready của AMD.
Điểm khác biệt giữa các mẫu Threadripper Pro nằm ở thiết lập về số nhân, xung nhịp và TDP.
Ngoài ra còn có một điểm khác biệt nhỏ về lượng DRAM do CPU hỗ trợ: Threadripper Pro hỗ trợ lên tới 2TB, còn EPYC thì gấp đôi, ngoài ra tất cả vi xử lý Ryzen Threadripper Pro đều chỉ là CPU đơn socket.
Phiên bản cao nhất là 3995WX sẽ có tới 64 nhân. Mẫu CPU này thậm chỉ còn vượt qua cả mẫu EPYC 7742 (225W, 2.25 GHz / 3.4 GHz) và 7H12 (280W, 2.6GHz / 3.3 GHz) truyền thống ở chỗ là có xung cơ bản (2.7 GHz) và xung boost (4.2 GHz) cao hơn với mức TDP là 280W. Mức xung cao như vậy là nhờ vào việc mẫu CPU được lợi nhờ vào những nâng cấp trên dây chuyền sản xuất mẫu Ryzen 3000XT trước đó.
AMD giải thích rằng các thiết lập về nhân và xung nhịp này được thiết kế để phù hợp với nhiều hình thức cấp phép bản quyền khác nhau, về phần mềm thì có cấp phép theo nhân (trường hợp này sẽ ưu tiên xung nhịp cao) hoặc theo socket (ưu tiên số nhân).
Chỉ dành cho OEM
Một yếu tố thú vị của dòng Ryzen Threadripper Pro đó là nó chỉ được bán dưới dạng sản phẩm OEM. Có nghĩa là các bên muốn sở hữu phần cứng sẽ phải liên hệ với Lenovo hoặc các hãng khác. Lenovo hiện là đối tác ban đầu của dòng CPU Threadripper Pro với sản phẩm đầu tiên là mẫu máy trạm ThinkStation P620. Lenovo sẽ bán ra nhiều tùy biến của sản phẩm này, với số DRAM tối đa lên tới 1TB kèm với đó 2 GPU RTX 8000 (hoặc 4 GPU RTX 4000).
Mục tiêu của P620 cũng giống với các workstation EPYC khác, đó là thay thế những mẫu máy workstation socket đơn (P520) và kép (P720). ThinkStation P620 sẽ tới tay người tiêu dùng vào cuối tháng 9 tới.
Đối thủ
Đối thủ cạnh tranh chính của AMD sẽ là dòng vi xử lý cho máy trạm Xeon W của Intel. Hiện Intel đang có tới hơn 80 biến thể CPU trải dài ở nhiều socket khác nhau, ấy vậy mà AMD chỉ có 4 phiên bản để đáp ứng nhu cầu của toàn thị trường, cùng với đó là dòng Ryzen Pro cho mức nhu cầu thấp hơn.
Hiển nhiên, AMD tin rằng họ đang trên đà thắng cuộc và với việc đem mẫu Threadripper 3990X 64 nhân để làm đối trọng với cặp CPU Xeon 8280 kép trước đó, AMD sẽ tiếp tục trình diễn bộ mặt tương tự với mẫu Ryzen Threadripper Pro 3995WX.
Được biết, AMD sẽ không công bố giá bán của dòng CPU này bởi điều này sẽ khiến cho việc so sánh hiệu năng trên giá thành trở nên khó quản lý hơn.
Khi Threadripper lên "Pro"
Bộ sản phẩm từ AMD hiện đang có hai dòng chip là Ryzen Pro và Ryzen Mobile Pro, đây là biến thể vi xử lý có hỗ trợ ECC cùng với đó là những hỗ trợ về bảo mật, khả năng quản lý và tính ổn định của hệ điều hành. Và chính bởi phiên bản Pro ấy của dòng chip Ryzen, chúng ta lại tin rằng dòng vi xử lý cho máy chủ EPYC của AMD chính là bản Pro của dòng Threadripper. Không chỉ vậy, do sự chồng chéo của thị trường máy chủ và PC/Workstation cao cấp nên khi tìm tới những sản phẩm có hỗ trợ ECC là chúng ta lại ngay lập tức nghĩ tới dòng EPYC.
Song, AMD đã thay đổi quan niệm trên bằng dòng Ryzen Threadripper Pro.
Phần cứng của dòng CPU mới này sẽ có một vài điểm tương đồng với các mẫu EPYC như: 8 kênh RAM DDR4-3200, 128 làn PCIe 4.0, tương thích với RDIMM và LRDIMM, hỗ trợ tính năng mã hóa bộ nhớ an toàn cùng với đó là khả năng quản lý và tính ổn định của hệ điều hành giống với các CPU thuộc phần còn lại trong chương trình Pro Bussiness Ready của AMD.
Điểm khác biệt giữa các mẫu Threadripper Pro nằm ở thiết lập về số nhân, xung nhịp và TDP.
Ngoài ra còn có một điểm khác biệt nhỏ về lượng DRAM do CPU hỗ trợ: Threadripper Pro hỗ trợ lên tới 2TB, còn EPYC thì gấp đôi, ngoài ra tất cả vi xử lý Ryzen Threadripper Pro đều chỉ là CPU đơn socket.
Phiên bản cao nhất là 3995WX sẽ có tới 64 nhân. Mẫu CPU này thậm chỉ còn vượt qua cả mẫu EPYC 7742 (225W, 2.25 GHz / 3.4 GHz) và 7H12 (280W, 2.6GHz / 3.3 GHz) truyền thống ở chỗ là có xung cơ bản (2.7 GHz) và xung boost (4.2 GHz) cao hơn với mức TDP là 280W. Mức xung cao như vậy là nhờ vào việc mẫu CPU được lợi nhờ vào những nâng cấp trên dây chuyền sản xuất mẫu Ryzen 3000XT trước đó.
AMD giải thích rằng các thiết lập về nhân và xung nhịp này được thiết kế để phù hợp với nhiều hình thức cấp phép bản quyền khác nhau, về phần mềm thì có cấp phép theo nhân (trường hợp này sẽ ưu tiên xung nhịp cao) hoặc theo socket (ưu tiên số nhân).
Chỉ dành cho OEM
Một yếu tố thú vị của dòng Ryzen Threadripper Pro đó là nó chỉ được bán dưới dạng sản phẩm OEM. Có nghĩa là các bên muốn sở hữu phần cứng sẽ phải liên hệ với Lenovo hoặc các hãng khác. Lenovo hiện là đối tác ban đầu của dòng CPU Threadripper Pro với sản phẩm đầu tiên là mẫu máy trạm ThinkStation P620. Lenovo sẽ bán ra nhiều tùy biến của sản phẩm này, với số DRAM tối đa lên tới 1TB kèm với đó 2 GPU RTX 8000 (hoặc 4 GPU RTX 4000).
Mục tiêu của P620 cũng giống với các workstation EPYC khác, đó là thay thế những mẫu máy workstation socket đơn (P520) và kép (P720). ThinkStation P620 sẽ tới tay người tiêu dùng vào cuối tháng 9 tới.
Đối thủ
Đối thủ cạnh tranh chính của AMD sẽ là dòng vi xử lý cho máy trạm Xeon W của Intel. Hiện Intel đang có tới hơn 80 biến thể CPU trải dài ở nhiều socket khác nhau, ấy vậy mà AMD chỉ có 4 phiên bản để đáp ứng nhu cầu của toàn thị trường, cùng với đó là dòng Ryzen Pro cho mức nhu cầu thấp hơn.
Hiển nhiên, AMD tin rằng họ đang trên đà thắng cuộc và với việc đem mẫu Threadripper 3990X 64 nhân để làm đối trọng với cặp CPU Xeon 8280 kép trước đó, AMD sẽ tiếp tục trình diễn bộ mặt tương tự với mẫu Ryzen Threadripper Pro 3995WX.
Được biết, AMD sẽ không công bố giá bán của dòng CPU này bởi điều này sẽ khiến cho việc so sánh hiệu năng trên giá thành trở nên khó quản lý hơn.
Theo Vn review