Các game thủ luôn than thở về mức giá cao ngất trời của card đồ họa, và ai cũng cảm thấy vô cùng hào hứng khi biết rằng đào tiền mã hóa nay đã trở thành một trào lưu của quá khứ, và rằng cuối cùng thì giá GPU sẽ hạ nhiệt đi. Nhưng không. Những GPU mới nhất vẫn ngoài tầm với đối với người tiêu dùng đại chúng, và ngay cả những mẫu card đồ họa cũ hơn vẫn giữ giá như chưa hề có gì xảy ra.
Nếu bạn chưa để ý, thì ngành công nghệ ngày nay đang trải qua một cuộc khủng hoảng diện rộng. Lãnh đạo các công ty chật vật tìm cách tiết kiệm từng xu một bằng cách… sa thải nhân viên, cùng nhiều giải pháp khác để chiều lòng các nhà đầu tư. Một trong những “giải pháp khác” đó là bóp nguồn cung sản phẩm.
Trong cuộc họp cổ đông diễn ra vào tối thứ 3 tuần này, CEO AMD là Lisa Su đã tìm cách trấn an các nhà đầu tư khi cho biết công ty đã, và sẽ tiếp tục hạn chế số lượng GPU cung ứng ra thị trường để “cân bằng cầu và cung”. Tất nhiên, đó chỉ là một cách nói hoa mỹ, thay vì thẳng thừng “chúng tôi sẽ giữ giá bán thật cao bằng cách giảm số lượng sản phẩm trên thị trường”.
“Chúng tôi đã giảm nguồn cung trong quý III và quý IV” - Su nói với các nhà đầu tư. “Chúng tôi sẽ tiếp tục giảm nguồn cung, nhưng không mạnh như trước nữa, trong Quý I năm nay”.
Nhiều công ty phần cứng đã quen với sự tăng vọt về nhu cầu sản phẩm từ sau đại dịch và cơn sốt tiền mã hóa. Nay, khi cả hai yếu tố đó đã không còn, họ mới giật mình nhận ra hàng tồn kho còn quá nhiều và phải tìm cách để “điều chỉnh cán cân” nhằm duy trì một bảng số liệu đẹp đẽ trong mắt các nhà đầu tư.
Các định luật về kinh tế nhìn chung mở ra cho họ một cánh cửa: hạ giá bán để đẩy sản phẩm càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa phải hi sinh lợi nhuận biên khổng lồ mà các công ty đang thèm khát. Biên lợi nhuận gộp non-GAAP của AMD đã tăng mạnh lên 51% trong quý trước - nếu con số này giảm đi, các nhà đầu tư sẽ xem đó là một thất bại.
Bán sản phẩm với giá bình thường sẽ không khiến nhà sản xuất bị lỗ. Việc này chỉ mang lại những ảnh hưởng trong ngắn hạn - thể hiện trong kết quả hàng quý. Tuy nhiên, nó lại ảnh hưởng lớn đến danh mục của các nhà đầu tư - đó là lý do tại sao các công ty liên tục bị đè nặng áp lực phải đảm bảo chỉ số tăng trưởng dương.
Nhưng AMD không phải là công ty duy nhất cố “xí xóa” vài quý kinh doanh tồi tệ. Sony trong tuần qua cũng bị phát hiện đã làm điều tương tự.
Hôm thứ ba, nhiều nguồn rò rỉ cho biết Sony đã cắt giảm đến 50% số đơn hàng PS VR2 xuất xưởng. Năm ngoái, công ty công bố với nhà đầu tư rằng sẽ xuất xưởng 2 triệu PS VR2 trong Quý I/2023. Nhưng nay, họ lại khẳng định không thể vượt mức 2 triệu máy cho đến cuối năm 2023 hoặc đầu 2024.
Tuy nhiên, AMD hay Sony cũng chẳng là gì so với Nvidia. Tháng 11 năm ngoái, CFO Colette Kress trao đổi với các nhà đầu tư rằng công ty đang đối phó với tình trạng giảm cầu bằng cách…giảm cung.
“Chúng tôi vẫn xem thị trường game tăng trưởng tốt, và sẽ tiếp tục quan sát tỷ lệ co rút (sell-through) mỗi ngày” - Kress nói. “Do đó, chúng tôi đã quyết định giảm số đơn hàng xuất xưởng. Lần này chúng tôi giảm số đơn hàng liên quan mảng game để có thể điều chỉnh được số hàng tồn”
Đó là lý do tại sao chúng ta vẫn phải mua GPU với giá bán lẻ lên đến 800 - 1.200 USD - mức giá mà các “thợ đào” tiền mã hóa sẵn sàng chi trả. Những công ty GPU rõ ràng cần được dạy những bài học sâu cay trên sàn chứng khoán, để nhận ra rằng chẳng người bình thường nào muốn trả những khoản tiền khủng khiếp như vậy cho một món linh kiện máy tính cả!
Và giải pháp ở đây khá đơn giản. Đừng cho tiền vào túi họ. Cho họ thấy đây là một thị trường khó nhằn. Có lẽ khi các game thủ kiên quyết nói “không” trong vài quý, nhà sản xuất sẽ nhận ra rằng trò lừa gạt giảm cung của họ không còn phát huy hiệu quả nữa. Nhưng quan trọng là…game thủ bây giờ chẳng thể nhịn nổi lấy một ngày!
Nếu bạn chưa để ý, thì ngành công nghệ ngày nay đang trải qua một cuộc khủng hoảng diện rộng. Lãnh đạo các công ty chật vật tìm cách tiết kiệm từng xu một bằng cách… sa thải nhân viên, cùng nhiều giải pháp khác để chiều lòng các nhà đầu tư. Một trong những “giải pháp khác” đó là bóp nguồn cung sản phẩm.
Trong cuộc họp cổ đông diễn ra vào tối thứ 3 tuần này, CEO AMD là Lisa Su đã tìm cách trấn an các nhà đầu tư khi cho biết công ty đã, và sẽ tiếp tục hạn chế số lượng GPU cung ứng ra thị trường để “cân bằng cầu và cung”. Tất nhiên, đó chỉ là một cách nói hoa mỹ, thay vì thẳng thừng “chúng tôi sẽ giữ giá bán thật cao bằng cách giảm số lượng sản phẩm trên thị trường”.
“Chúng tôi đã giảm nguồn cung trong quý III và quý IV” - Su nói với các nhà đầu tư. “Chúng tôi sẽ tiếp tục giảm nguồn cung, nhưng không mạnh như trước nữa, trong Quý I năm nay”.
Nhiều công ty phần cứng đã quen với sự tăng vọt về nhu cầu sản phẩm từ sau đại dịch và cơn sốt tiền mã hóa. Nay, khi cả hai yếu tố đó đã không còn, họ mới giật mình nhận ra hàng tồn kho còn quá nhiều và phải tìm cách để “điều chỉnh cán cân” nhằm duy trì một bảng số liệu đẹp đẽ trong mắt các nhà đầu tư.
Các định luật về kinh tế nhìn chung mở ra cho họ một cánh cửa: hạ giá bán để đẩy sản phẩm càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa phải hi sinh lợi nhuận biên khổng lồ mà các công ty đang thèm khát. Biên lợi nhuận gộp non-GAAP của AMD đã tăng mạnh lên 51% trong quý trước - nếu con số này giảm đi, các nhà đầu tư sẽ xem đó là một thất bại.
Bán sản phẩm với giá bình thường sẽ không khiến nhà sản xuất bị lỗ. Việc này chỉ mang lại những ảnh hưởng trong ngắn hạn - thể hiện trong kết quả hàng quý. Tuy nhiên, nó lại ảnh hưởng lớn đến danh mục của các nhà đầu tư - đó là lý do tại sao các công ty liên tục bị đè nặng áp lực phải đảm bảo chỉ số tăng trưởng dương.
Nhưng AMD không phải là công ty duy nhất cố “xí xóa” vài quý kinh doanh tồi tệ. Sony trong tuần qua cũng bị phát hiện đã làm điều tương tự.
Hôm thứ ba, nhiều nguồn rò rỉ cho biết Sony đã cắt giảm đến 50% số đơn hàng PS VR2 xuất xưởng. Năm ngoái, công ty công bố với nhà đầu tư rằng sẽ xuất xưởng 2 triệu PS VR2 trong Quý I/2023. Nhưng nay, họ lại khẳng định không thể vượt mức 2 triệu máy cho đến cuối năm 2023 hoặc đầu 2024.
Tuy nhiên, AMD hay Sony cũng chẳng là gì so với Nvidia. Tháng 11 năm ngoái, CFO Colette Kress trao đổi với các nhà đầu tư rằng công ty đang đối phó với tình trạng giảm cầu bằng cách…giảm cung.
“Chúng tôi vẫn xem thị trường game tăng trưởng tốt, và sẽ tiếp tục quan sát tỷ lệ co rút (sell-through) mỗi ngày” - Kress nói. “Do đó, chúng tôi đã quyết định giảm số đơn hàng xuất xưởng. Lần này chúng tôi giảm số đơn hàng liên quan mảng game để có thể điều chỉnh được số hàng tồn”
Đó là lý do tại sao chúng ta vẫn phải mua GPU với giá bán lẻ lên đến 800 - 1.200 USD - mức giá mà các “thợ đào” tiền mã hóa sẵn sàng chi trả. Những công ty GPU rõ ràng cần được dạy những bài học sâu cay trên sàn chứng khoán, để nhận ra rằng chẳng người bình thường nào muốn trả những khoản tiền khủng khiếp như vậy cho một món linh kiện máy tính cả!
Và giải pháp ở đây khá đơn giản. Đừng cho tiền vào túi họ. Cho họ thấy đây là một thị trường khó nhằn. Có lẽ khi các game thủ kiên quyết nói “không” trong vài quý, nhà sản xuất sẽ nhận ra rằng trò lừa gạt giảm cung của họ không còn phát huy hiệu quả nữa. Nhưng quan trọng là…game thủ bây giờ chẳng thể nhịn nổi lấy một ngày!
Theo VN review