Sau một thời gian dài xuất hiện trên thị trường, Ryzen thế hệ 2 vẫn đang là dòng vi xử lý được nhiều người ưa chuộng nhờ hiệu năng cao và giá thành tốt. Cải tiến từ kiến trúc Zen đầu tiên, AMD đã sản xuất Ryzen thế hệ tiếp theo của họ với nhiều ưu điểm như xung nhịp cao hơn, tối ưu hóa đa nhân tốt hơn và tốc độ của ram/cache nhanh hơn. Theo hãng AMD, cùng với giá tiền như Ryzen thế hệ 1 nhưng hiệu năng của dòng CPU này sẽ mạnh hơn khoảng 20%. Bài viết hôm nay sẽ đánh giá hiệu năng của Ryzen 7 2700X trong các tác vụ xử lý đồ họa, render.
Như thế hệ Ryzen 7 1700X, Ryzen 7 2700X vẫn giữ nguyên 8 nhân và 16 luồng xử lý. Xung nhịp của CPU này là 3.7GHz ở xung mặc định và 4.3GHz ở xung tăng cường. Bên cạnh đó AMD còn cho phép người dùng sử dụng tính năng ép xung trong Bios để có thể tăng hiệu suất xử lý lên cao hơn. Điều này sẽ mang lại cho người dùng nhiều lợi ích hơn. Với hệ thống ram DDR4 kênh đôi và bus ram được hỗ trợ lên đến 2933MHz sẽ giúp cho hệ thống của bạn cải thiện hơn về tốc độ xử lý. Tiếp theo mình sẽ đánh giá nhanh về hộp đựng sản phẩm.
I – Unbox
Hộp đựng CPU có thiết kế khá quen thuộc như dòng Ryzen đầu tiên. Tông màu đen cam nổi bật cùng Logo Ryzen nằm giữa hộp đập ngay vào mắt người nhìn. Ở góc dưới bên phải hộp CPU sẽ là số 7 đại diện cho dòng CPU Ryzen 7.
Mặt hông CPU với khung cửa sổ nhỏ cho người dùng thấy được sản phẩm nằm bên trong hộp.
Mặt hông bên kia được in hình quạt tản nhiệt CPU kèm theo trong hộp.
Mặt sau hộp với thông tin sản phẩm và các phụ kiện kèm theo bên trong hộp được viết bằng nhiều ngôn ngữ.
Phần nắp hộp được dán 1 tem niêm phong, đồng thời cũng là nơi mà nhà sản xuất in thông tin sản phẩm lên trên giúp người dùng nắm được thông tin sản phẩm.
Mở hộp CPU ra chúng ta có được sản phẩm chính là Ryzen 7 2700X. Mặt lưng CPU được in tên và thông số một cách rõ ràng để người dùng có thể phân biệt với các CPU khác.
Tản nhiệt kèm theo CPU có một vẻ ngoài khá hoành tráng. Quạt tản nhiệt được thiết kế với led RGB có thể đổi màu giúp cho hệ thống của bạn thêm phần nổi bật.
Phần đế tản nhiệt với diện tích tiếp xúc khá lớn nhằm có thể áp sát hết mặt lưng của chip. 4 ống đồng được thiết kế để tiếp xúc trực tiếp vào mặt lưng CPU giúp cho việc tản nhiệt tốt hơn. Phần đế cũng được nhà sản xuất bôi sẵn kem tản nhiệt.
Tiếp đến mình sẽ đánh giá hiệu năng của sản phẩm.
II – Hiệu năng
Cấu hình test:
CPU-Z
Phần đầu tiên mình sẽ Benchmark nhanh thông qua phần mềm CPU-Z
_ Điểm Single Thread: 424.6 điểm
_ Điểm Multi Thread: 4572.1 điểm
PCMark 10
Để test hiệu năng của hệ thống trong việc xử lý các tác vụ văn phòng, mở ứng dụng duyệt web, hình ảnh, thiết kế thì mình sẽ sử dụng phần mềm PCMark 10.
Điểm tổng: 5840 điểm
Essentials (Web, Video Conferencing, Startup): 8666 điểm
Productivity (Office, Spreadsheet, Writing): 8280 điểm
Digital Content Creation (Photo Editing, Video Editing, Render): 7534
3DMark:
Tiếp theo mình sẽ đánh giá chung toàn hệ thống thông qua phần mềm 3DMark giúp mọi người có cái nhìn tổng quan hơn.
Fire Strike
Điểm tổng: 13402
Điểm đồ họa: 15865
Điểm vật lý: 20066
Fire Strike Extreme
Điểm tổng: 6570
Điểm đồ họa: 6911
Điểm vật lý: 20059
Fire Strike Ultra
Điểm tổng: 3503
Điểm đồ họa: 3490
Điểm vật lý: 20082
Time Spy
Điểm tổng: 4907
Điểm đồ họa: 4559
Điểm CPU: 8653
III – Hiệu năng đồ họa
Cinebench R15
_ Single Core: 172 CB
_ Multi Core: 1743 CB
_ GPU: 108.26 FPS
Cinebench R20
Bản cập nhật mới nhất của Cinebench có nhiều cải tiến hơn so với bản cũ. Cinebench R20 sử dụng bài thử nghiệm phức tạp hơn, đánh giá chính xác hơn hiệu năng của những CPU hiện đại sau này. Cải thiện độ chính xác điểm chuẩn cho các CPU hiện tại cũng như tương lai.
_ Single Core: 428 CB
_ Multi Core: 3879CB
VRay Benchmark
Phần mềm dùng để chấm điểm CPU, GPU thông qua việc render hình ảnh bằng VRay. Thời gian để CPU hoàn thành công việc là 1 phút 16 giây.
Để test thực tế hơn về khả năng render của CPU thì mình sẽ mở file nội thất và ngoại thất và render thử xem. Mình sẽ dùng phần mềm 3DsMax và VRay 1.4 để render file. Nếu bạn muốn test thử xem hệ thống của mình mạnh đến đâu thì có thể download 2 file nội thất và ngoại thất để render theo link dưới đây:
https://drive.google.com/open?id=1hJloii8j9Tfy4enWVuFrHyfvjLeiBuhK
VRay Nội thất
Với file nội thất, hệ thống mất 744 giây (Tầm khoảng 12 phút 24 giây) để hoàn thành công việc.
VRay Ngoại thất
Với file ngoại thất, hệ thống mất 258.3 giây (Tầm khoảng 4 phút 18 giây) để hoàn thành công việc.
Pov-ray Benchmark
Với Pov-ray Benchmark thì CPU cần tổng thời gian là 6 phút 12 giây để hoàn thành công việc, tốc độ trung bình trong quá trình render là 5564.90 PPS
Corona 1.3 Benchmark
Cũng là một trong những phần mềm đánh giá sức mạnh của CPU thông qua việc render hình ảnh. Với Corona thì Ryzen 7 2700X cần 2 phút 2 giây để hoàn thành việc render và tốc độ render là 3,956,580 Rays/giây
Blender Benchmark
Blender là một phần mềm đồ họa 3D miễn phí và nguồn mở, được sử dụng để làm phim hoạt hình, kỹ xảo, ảnh nghệ thuật, mẫu in 3D, phần mềm tương tác 3D và Video game. Với Blender người dùng có thể sử dụng CPU hay Card đồ họa để render hình ảnh. Trong bài test này mình sẽ sử dụng CPU để chấm điểm render thông qua bài chấm điểm nhanh. Tổng thời gian để hoàn thành việc render hình ảnh là 19 phút 21 giây.
IV – Kết luận
Với một CPU sở hữu nhiều nhân nhiều luồng xử lý như Ryzen 7 2700X sẽ giúp hệ thống cải thiện hiệu năng xử lý các tác vụ đồ họa cũng như tiết kiệm thời gian cho người dùng. Qua các bài test trên một lần nữa Ryzen 7 2700X đã khẳng định được sức mạnh của nó. Đồng thời người dùng có thể gia tăng hiệu năng xử lý của CPU bằng việc ép xung. Ở thời điểm hiện tại giá của Ryzen 7 2700X rơi vào khoảng 8 – 9 triệu và có lẽ đây là dòng CPU mà bạn nên cân nhắc cho những tác vụ xử lý đồ họa nặng.
Như thế hệ Ryzen 7 1700X, Ryzen 7 2700X vẫn giữ nguyên 8 nhân và 16 luồng xử lý. Xung nhịp của CPU này là 3.7GHz ở xung mặc định và 4.3GHz ở xung tăng cường. Bên cạnh đó AMD còn cho phép người dùng sử dụng tính năng ép xung trong Bios để có thể tăng hiệu suất xử lý lên cao hơn. Điều này sẽ mang lại cho người dùng nhiều lợi ích hơn. Với hệ thống ram DDR4 kênh đôi và bus ram được hỗ trợ lên đến 2933MHz sẽ giúp cho hệ thống của bạn cải thiện hơn về tốc độ xử lý. Tiếp theo mình sẽ đánh giá nhanh về hộp đựng sản phẩm.
I – Unbox
Hộp đựng CPU có thiết kế khá quen thuộc như dòng Ryzen đầu tiên. Tông màu đen cam nổi bật cùng Logo Ryzen nằm giữa hộp đập ngay vào mắt người nhìn. Ở góc dưới bên phải hộp CPU sẽ là số 7 đại diện cho dòng CPU Ryzen 7.
Mặt hông CPU với khung cửa sổ nhỏ cho người dùng thấy được sản phẩm nằm bên trong hộp.
Mặt hông bên kia được in hình quạt tản nhiệt CPU kèm theo trong hộp.
Mặt sau hộp với thông tin sản phẩm và các phụ kiện kèm theo bên trong hộp được viết bằng nhiều ngôn ngữ.
Phần nắp hộp được dán 1 tem niêm phong, đồng thời cũng là nơi mà nhà sản xuất in thông tin sản phẩm lên trên giúp người dùng nắm được thông tin sản phẩm.
Mở hộp CPU ra chúng ta có được sản phẩm chính là Ryzen 7 2700X. Mặt lưng CPU được in tên và thông số một cách rõ ràng để người dùng có thể phân biệt với các CPU khác.
Tản nhiệt kèm theo CPU có một vẻ ngoài khá hoành tráng. Quạt tản nhiệt được thiết kế với led RGB có thể đổi màu giúp cho hệ thống của bạn thêm phần nổi bật.
Phần đế tản nhiệt với diện tích tiếp xúc khá lớn nhằm có thể áp sát hết mặt lưng của chip. 4 ống đồng được thiết kế để tiếp xúc trực tiếp vào mặt lưng CPU giúp cho việc tản nhiệt tốt hơn. Phần đế cũng được nhà sản xuất bôi sẵn kem tản nhiệt.
Tiếp đến mình sẽ đánh giá hiệu năng của sản phẩm.
II – Hiệu năng
Cấu hình test:
_ CPU: AMD Ryzen 7 2700X
_ Main: Asrock X470 Taichi Ultimate
_ Ram: GSkill 2 x 8GB bus 3000
_ VGA: MSI RX 580 8GB
CPU-Z
Phần đầu tiên mình sẽ Benchmark nhanh thông qua phần mềm CPU-Z
_ Điểm Single Thread: 424.6 điểm
_ Điểm Multi Thread: 4572.1 điểm
PCMark 10
Để test hiệu năng của hệ thống trong việc xử lý các tác vụ văn phòng, mở ứng dụng duyệt web, hình ảnh, thiết kế thì mình sẽ sử dụng phần mềm PCMark 10.
Điểm tổng: 5840 điểm
Essentials (Web, Video Conferencing, Startup): 8666 điểm
Productivity (Office, Spreadsheet, Writing): 8280 điểm
Digital Content Creation (Photo Editing, Video Editing, Render): 7534
3DMark:
Tiếp theo mình sẽ đánh giá chung toàn hệ thống thông qua phần mềm 3DMark giúp mọi người có cái nhìn tổng quan hơn.
Fire Strike
Điểm tổng: 13402
Điểm đồ họa: 15865
Điểm vật lý: 20066
Fire Strike Extreme
Điểm tổng: 6570
Điểm đồ họa: 6911
Điểm vật lý: 20059
Fire Strike Ultra
Điểm tổng: 3503
Điểm đồ họa: 3490
Điểm vật lý: 20082
Time Spy
Điểm tổng: 4907
Điểm đồ họa: 4559
Điểm CPU: 8653
III – Hiệu năng đồ họa
Cinebench R15
_ Single Core: 172 CB
_ Multi Core: 1743 CB
_ GPU: 108.26 FPS
Cinebench R20
Bản cập nhật mới nhất của Cinebench có nhiều cải tiến hơn so với bản cũ. Cinebench R20 sử dụng bài thử nghiệm phức tạp hơn, đánh giá chính xác hơn hiệu năng của những CPU hiện đại sau này. Cải thiện độ chính xác điểm chuẩn cho các CPU hiện tại cũng như tương lai.
_ Single Core: 428 CB
_ Multi Core: 3879CB
VRay Benchmark
Phần mềm dùng để chấm điểm CPU, GPU thông qua việc render hình ảnh bằng VRay. Thời gian để CPU hoàn thành công việc là 1 phút 16 giây.
Để test thực tế hơn về khả năng render của CPU thì mình sẽ mở file nội thất và ngoại thất và render thử xem. Mình sẽ dùng phần mềm 3DsMax và VRay 1.4 để render file. Nếu bạn muốn test thử xem hệ thống của mình mạnh đến đâu thì có thể download 2 file nội thất và ngoại thất để render theo link dưới đây:
https://drive.google.com/open?id=1hJloii8j9Tfy4enWVuFrHyfvjLeiBuhK
VRay Nội thất
Với file nội thất, hệ thống mất 744 giây (Tầm khoảng 12 phút 24 giây) để hoàn thành công việc.
VRay Ngoại thất
Với file ngoại thất, hệ thống mất 258.3 giây (Tầm khoảng 4 phút 18 giây) để hoàn thành công việc.
Pov-ray Benchmark
Với Pov-ray Benchmark thì CPU cần tổng thời gian là 6 phút 12 giây để hoàn thành công việc, tốc độ trung bình trong quá trình render là 5564.90 PPS
Corona 1.3 Benchmark
Cũng là một trong những phần mềm đánh giá sức mạnh của CPU thông qua việc render hình ảnh. Với Corona thì Ryzen 7 2700X cần 2 phút 2 giây để hoàn thành việc render và tốc độ render là 3,956,580 Rays/giây
Blender Benchmark
Blender là một phần mềm đồ họa 3D miễn phí và nguồn mở, được sử dụng để làm phim hoạt hình, kỹ xảo, ảnh nghệ thuật, mẫu in 3D, phần mềm tương tác 3D và Video game. Với Blender người dùng có thể sử dụng CPU hay Card đồ họa để render hình ảnh. Trong bài test này mình sẽ sử dụng CPU để chấm điểm render thông qua bài chấm điểm nhanh. Tổng thời gian để hoàn thành việc render hình ảnh là 19 phút 21 giây.
IV – Kết luận
Với một CPU sở hữu nhiều nhân nhiều luồng xử lý như Ryzen 7 2700X sẽ giúp hệ thống cải thiện hiệu năng xử lý các tác vụ đồ họa cũng như tiết kiệm thời gian cho người dùng. Qua các bài test trên một lần nữa Ryzen 7 2700X đã khẳng định được sức mạnh của nó. Đồng thời người dùng có thể gia tăng hiệu năng xử lý của CPU bằng việc ép xung. Ở thời điểm hiện tại giá của Ryzen 7 2700X rơi vào khoảng 8 – 9 triệu và có lẽ đây là dòng CPU mà bạn nên cân nhắc cho những tác vụ xử lý đồ họa nặng.