AMD RX 5600XT là mẫu chip xử lý đồ họa tầm trung mới nhất của AMD với tham vọng “độc bá” phân khúc card đồ họa tầm trung vô cùng sôi động hiện nay, thế nhưng hành trình ra mắt của mẫu card đồ họa mang đầy hy vọng này của “đội đỏ” lại đầy… kịch tính hơn mong đợi.
Đầu tiên, ngay khi vừa có những thông tin đầu tiên về mẫu sản phẩm sắp được ra mắt, “đội xanh” NVIDIA đã ngay lập tức “tuyên chiến” bằng cách giảm giá cho mẫu sản phẩm NVIDIA RTX 2060 FE xuống chỉ còn 299USD nhằm ra “đòn phủ đầu” cho sản phẩm sắp ra mắt của “đội đỏ”, điều này buộc AMD phải có những động thái đáp trả nhất định.
Ngay trước thềm sản phẩm được ra mắt công chúng, “đội đỏ” đã ngay lập tức tung ra một phiên bản cập nhật BIOS hoàn toàn mới với mức xung nhịp nhân/bộ nhớ đều ở mức cao hơn so với phiên bản mặc định đầu tiên, điều này làm cho thậm chí cả những sản phẩm mẫu gửi đến tay của các nhà báo công nghệ đều phải được… cập nhật thủ công lên phiên bản BIOS mới.
Điều tương tự cũng xảy ra với mẫu sản phẩm Gigabyte RX 5600 XT Gaming OC 6G mà Vietgame.asia nhận được để làm bài đánh giá cho kịp ngày ra mắt (launch date), thế nên nhóm thử nghiệm cũng đã làm một vài so sánh nhỏ cho bạn đọc về hai bản BIOS cũ và mới này.
Thế nhưng mọi chuyện không dừng lại ở đó, bởi nhận được một số lời phàn nàn từ một số hãng rằng mẫu card đồ họa tầm trung mới này không được thiết kế để chạy ở mức tiêu thụ năng lượng và nhiệt độ cao đến thế, chính vì vậy AMD RX 5600XT cũng là dòng sản phẩm duy nhất hiện nay được AMD “bật đèn xanh” cho phép cả hai bản BIOS cùng tồn tại.
Với một số hãng có thiết kế card đồ họa đặc biệt như Sapphire Tech thì thậm chí các card đồ họa của họ sở hữu một công tắc cho phép chuyển “nóng” giữa hai bản BIOS này, cho phép người dùng trải nghiệm cả hai phiên bản vô cùng đơn giản trên mẫu card đồ họa Sapphire Pulse RX 5600 XT 6G. Vậy những trải nghiệm “chuyển BIOS” này là như thế nào? Các bản BIOS mạnh – yếu ra sao nếu so sánh với các đối thủ?
Hãy cùng Vietgame.asia thử nghiệm các bạn nhé!
AMD RX 5600XT – KHẢ NĂNG CHUYỂN ĐỔI BIOS
Với hầu hết các mẫu card đồ họa hiện nay, việc chuyển đổi BIOS đều cần đến một công cụ cho phép người dùng can thiệp, thay đổi nội dung được ghi chú trong bộ điều khiển này mà người ta gọi là quá trình “flash BIOS”, khác chăng là với AMD RX 5600XT, hãng cho phép cả hai bản BIOS tồn tại đồng thời và song song với nhau. Điều này gần như không có bất kỳ khác biệt nào giữa các hãng như với link BIOS lần lượt tại đây: Gigabyte, ASUS, hay Sapphire Tech…
Thế nhưng với phiên bản card đồ họa Sapphire Pulse RX 5600 XT 6G, mọi chuyện đơn giản hơn nhiều khi mẫu sản phẩm này có thể chứa cùng lúc 2 phiên bản BIOS khác nhau, việc chuyển đổi chỉ cần một vài thao tác nhỏ thông qua một nút gạt mà hãng gọi đó là BIOS Switch.
Nút gạt này giúp chuyển đổi giữa một trong hai bộ nhớ BIOS được tích hợp sẵn bên trong card. Ban đầu tính năng này được Sapphire Tech sử dụng cho các “vọc thủ” ưa thích “chế cháo” hay ép xung nhằm tránh tình trạng “treo” card do phiên bản BIOS hỏng, thế nhưng với phiên bản sử dụng GPU AMD RX 5600XT lần này, hãng đã chuyển đổi công năng cho nó thành nút chuyển hai bản BIOS cũ và mới với mức xung nhịp và mức độ tiêu thụ điện khác nhau.
Để làm được điều này, bạn chỉ cần vào trang hỗ trợ cho phiên bản Sapphire Pulse RX 5600 XT 6G của Sapphire Tech (đã đề cập ở phần trên), tải tập tin nén chứa cả hai phiên bản BIOS về máy của mình.
Tất cả những gì bạn cần làm là chạy tập tin “AMDVbFlash_v3.04.exe” để cài đặt trình flash BIOS cho máy bạn.
Sau đó, mọi thứ đơn giản hơn nhiều khi bạn lần lượt chuyển đổi BIOS Switch về vị trí “trái” hay “phải”, tương ứng với hai tập tin “BIOS_update_SW_left.bat” và “BIOS_update_SW_right.bat” để ghi hai mẫu BIOS vào bộ nhớ của card đồ họa. Bạn có thể tiến hành theo hướng dẫn chi tiết được đính kèm trong thư mục sau giải nén với 7 bước, cho phép ghi hai phiên bản BIOS này vào hai vị trí nút gạt khác nhau.
Sau bước tiến hành này, vị trí nút gạt sang bên trái của công tắc Switch BIOS tương ứng với BIOS cũ của AMD RX 5600XT mà hãng đã “đặt tên” lại với tên gọi “Silent Mode” với mức nhiệt thiết kế TDP (Thermal Designed Power) chỉ ở mức 135W, với mức sức mạnh yếu hơn đôi chút, ít tỏa nhiệt hơn, ít tiêu hao điện năng hơn và hoạt động êm ái hơn.
Trong khi đó, ở vị trí bên phải của công tắc sẽ ứng với phiên bản BIOS mới được cập nhật sau này và được gọi bằng tên “Performance Mode” với mức nhiệt thiết kế lên đến 160W, đủ sức cạnh tranh cả với những đối thủ “trên cơ” đến từ “đội xanh” như RTX 2060 vốn là đối thủ trực tiếp của phiên bản card đồ họa tầm trung – cao cấp như AMD RX 5700.
Như vậy, chỉ với vài thao tác đơn giản, bạn đã có thể sở hữu cùng lúc hai phiên bản BIOS cũ và mới trên mẫu card đồ họa Sapphire Pulse RX 5600 XT 6G. Tùy theo mục đích sử dụng mà bạn có thể chuyển đổi qua lại giữa hai mẫu BIOS này nhằm “giảm tải” về điện năng lẫn tản nhiệt cho hệ thống hay “bung lụa” tung hoành trên các đấu trường game hạng nặng.
AMD RX 5600XT – SỨC MẠNH HAI BẢN BIOS
Được thỏa sức “thao túng” hai mẫu BIOS cũ và mới của AMD RX 5600XT chỉ bằng một nút gạt duy nhất. Chắc chắn bạn cũng muốn biết sức mạnh của hai chế độ này thể hiện như thế nào trong các điều kiện sử dụng thực tế? Vietgame.asia đã có những bài thử nghiệm chi tiết mang đến cho bạn đọc cái nhìn trực quan nhất về vấn đề này trong tương quan so sánh với mẫu card đồ họa Gigabyte RTX 2060 Windforce 6G.
Với thử nghiệm 3DMark FireStrike, chế độ Silent Mode chỉ đạt 17,648 điểm, khá tương đương với đối thủ RTX 2060 với 17,525 điểm. Thế nhưng khi chuyển qua Performance Mode, sức mạnh được tăng cường khiến cho điểm số “nhảy” lên mức 18,778 điểm, vượt qua cả “đối thủ” RTX 2060.
Điều tương tự cũng xảy ra với phép thử 3DMark Time Spy ở chế độ dựng hình bằng thư viện DirectX12. Đối với chế độ Silent Mode, mức điểm số đạt được chỉ 6,973 điểm, cách biệt gần 5% so với mức 7,320 của RTX 2060, thế nhưng khi chuyển qua Performance Mode, mức điểm số của mẫu card đồ họa đến từ “đội đỏ” của chúng ta “nhảy” lên 7,436 và có thể “nhỉnh” hơn tí chút so với đối thủ.
Mặc dù hai phép thử này không phản ánh chính xác trọn vẹn khả năng “chiến đấu” thực tế trong game, thế nhưng nó cũng phản ánh một phần nào đó xu hướng trong các game thông thường và game mới dựng hình bằng DirectX12. Phải biết rằng AMD RX 5600XT ban đầu được AMD ra mắt để “cân sức” với phiên bản GTX 1660 Super, nên việc cập nhật thêm chế độ Performance Mode “tăng lực” cho card đồ họa chiến đấu “ngang cơ” với phiên bản RTX 2060 của “đội xanh” là một kết quả vô cùng đáng khích lệ.
Tiến vào thử nghiệm game thực tế, ngoại trừ một số game “gà nhà” phù hợp riêng với một team nào đó như Assasin’s Creed Odyssey hay DOOM có kết quả ủng hộ “đội xanh” hay Borderlands 3 được phát triển với sự cộng tác chặt chẽ từ các kỹ sư đồ họa của “đội đỏ”, còn lại ở các game khác chứng kiến sự “bứt tốc” nhẹ của Sapphire Pulse RX 5600 XT 6G lên “ngang tầm” với đối thủ RTX 2060 ở “đẳng cấp” cao hơn hẳn.
Dễ thấy nhất ở những game như Gears 5 hay Shadow of the Tomb Raider, “sức rướn” yếu của chế độ Silent Mode được “bù đắp” đáng kể khi qua đến chế độ Performance Mode, giúp cho mẫu card đồ họa tầm trung của chúng ta cân bằng, hay thậm chí vượt qua đối thủ RTX 2060 với khả năng “bứt tốc” lên đến 10% sức mạnh.
Về mặt nhiệt độ vận hành, cả hai chế độ đều cho ra mức nhiệt tối đa ở mức 84 độ C, sự khác biệt nằm ở tốc độ quạt mà thôi. Chế độ Silent Mode cho tốc độ quạt “nhẹ nhàng” hơn, ít gây tiếng động hơn so với chế độ Performance Mode. Thế nhưng tiếng ồn phát ra ở chế độ này cũng vô cùng nhỏ và gần như không đáng kể.
Nhìn chung, khi sở hữu cùng lúc hai bản BIOS cũ và mới, thể hiện ra ở hai chế độ hoạt động khác nhau là Silent Mode và Performance Mode, AMD RX 5600XT giúp người dùng linh hoạt hơn trong sử dụng hàng ngày. Đó là chưa kể BIOS mới với tên gọi Performance Mode giúp cho mẫu card đồ họa này cạnh tranh được với đối thủ có thể xem là “trên cơ” RTX 2060, từ đó trở thành “ông vua không ngai” của dòng card đồ họa tầm trung hiện nay.
TỔNG QUAN
Nhìn chung, bước đi duy trì song song cả hai phiên bản BIOS cũ và mới của AMD đối với phiên bản card đồ họa tầm trung AMD RX 5600XT là một hiện tượng khá lạ trong giới sản phẩm công nghệ hiện nay vì nó rất dễ làm cho người dùng phổ thông bối rối không rõ sản phẩm mình mua về đang sử dụng phiên bản nào và có sức mạnh ra sao.
Tuy nhiên, ở mặt tích cực, nó cho thấy các hãng phần cứng vẫn đang cạnh tranh vô cùng khốc liệt, đem lại lợi ích tối đa cho người dùng, đặc biệt là trong bối cảnh các mẫu sản phẩm card đồ họa ngày càng bị đẩy giá lên cao như hiện nay.
Với người dùng phổ thông, tốt nhất bạn nên theo dõi các bài đánh giá chi tiết và hỏi nhân viên kỹ thuật để được tư vấn chính xác về sản phẩm của mình trước khi có quyết định “xuống tiền” để tránh những bối rối không đáng có khi đã “rước” sản phẩm về dinh.
Đầu tiên, ngay khi vừa có những thông tin đầu tiên về mẫu sản phẩm sắp được ra mắt, “đội xanh” NVIDIA đã ngay lập tức “tuyên chiến” bằng cách giảm giá cho mẫu sản phẩm NVIDIA RTX 2060 FE xuống chỉ còn 299USD nhằm ra “đòn phủ đầu” cho sản phẩm sắp ra mắt của “đội đỏ”, điều này buộc AMD phải có những động thái đáp trả nhất định.
Ngay trước thềm sản phẩm được ra mắt công chúng, “đội đỏ” đã ngay lập tức tung ra một phiên bản cập nhật BIOS hoàn toàn mới với mức xung nhịp nhân/bộ nhớ đều ở mức cao hơn so với phiên bản mặc định đầu tiên, điều này làm cho thậm chí cả những sản phẩm mẫu gửi đến tay của các nhà báo công nghệ đều phải được… cập nhật thủ công lên phiên bản BIOS mới.
Điều tương tự cũng xảy ra với mẫu sản phẩm Gigabyte RX 5600 XT Gaming OC 6G mà Vietgame.asia nhận được để làm bài đánh giá cho kịp ngày ra mắt (launch date), thế nên nhóm thử nghiệm cũng đã làm một vài so sánh nhỏ cho bạn đọc về hai bản BIOS cũ và mới này.
Thế nhưng mọi chuyện không dừng lại ở đó, bởi nhận được một số lời phàn nàn từ một số hãng rằng mẫu card đồ họa tầm trung mới này không được thiết kế để chạy ở mức tiêu thụ năng lượng và nhiệt độ cao đến thế, chính vì vậy AMD RX 5600XT cũng là dòng sản phẩm duy nhất hiện nay được AMD “bật đèn xanh” cho phép cả hai bản BIOS cùng tồn tại.
Với một số hãng có thiết kế card đồ họa đặc biệt như Sapphire Tech thì thậm chí các card đồ họa của họ sở hữu một công tắc cho phép chuyển “nóng” giữa hai bản BIOS này, cho phép người dùng trải nghiệm cả hai phiên bản vô cùng đơn giản trên mẫu card đồ họa Sapphire Pulse RX 5600 XT 6G. Vậy những trải nghiệm “chuyển BIOS” này là như thế nào? Các bản BIOS mạnh – yếu ra sao nếu so sánh với các đối thủ?
Hãy cùng Vietgame.asia thử nghiệm các bạn nhé!
AMD RX 5600XT – KHẢ NĂNG CHUYỂN ĐỔI BIOS
Với hầu hết các mẫu card đồ họa hiện nay, việc chuyển đổi BIOS đều cần đến một công cụ cho phép người dùng can thiệp, thay đổi nội dung được ghi chú trong bộ điều khiển này mà người ta gọi là quá trình “flash BIOS”, khác chăng là với AMD RX 5600XT, hãng cho phép cả hai bản BIOS tồn tại đồng thời và song song với nhau. Điều này gần như không có bất kỳ khác biệt nào giữa các hãng như với link BIOS lần lượt tại đây: Gigabyte, ASUS, hay Sapphire Tech…
Thế nhưng với phiên bản card đồ họa Sapphire Pulse RX 5600 XT 6G, mọi chuyện đơn giản hơn nhiều khi mẫu sản phẩm này có thể chứa cùng lúc 2 phiên bản BIOS khác nhau, việc chuyển đổi chỉ cần một vài thao tác nhỏ thông qua một nút gạt mà hãng gọi đó là BIOS Switch.
Nút gạt này giúp chuyển đổi giữa một trong hai bộ nhớ BIOS được tích hợp sẵn bên trong card. Ban đầu tính năng này được Sapphire Tech sử dụng cho các “vọc thủ” ưa thích “chế cháo” hay ép xung nhằm tránh tình trạng “treo” card do phiên bản BIOS hỏng, thế nhưng với phiên bản sử dụng GPU AMD RX 5600XT lần này, hãng đã chuyển đổi công năng cho nó thành nút chuyển hai bản BIOS cũ và mới với mức xung nhịp và mức độ tiêu thụ điện khác nhau.
Để làm được điều này, bạn chỉ cần vào trang hỗ trợ cho phiên bản Sapphire Pulse RX 5600 XT 6G của Sapphire Tech (đã đề cập ở phần trên), tải tập tin nén chứa cả hai phiên bản BIOS về máy của mình.
Tất cả những gì bạn cần làm là chạy tập tin “AMDVbFlash_v3.04.exe” để cài đặt trình flash BIOS cho máy bạn.
Sau đó, mọi thứ đơn giản hơn nhiều khi bạn lần lượt chuyển đổi BIOS Switch về vị trí “trái” hay “phải”, tương ứng với hai tập tin “BIOS_update_SW_left.bat” và “BIOS_update_SW_right.bat” để ghi hai mẫu BIOS vào bộ nhớ của card đồ họa. Bạn có thể tiến hành theo hướng dẫn chi tiết được đính kèm trong thư mục sau giải nén với 7 bước, cho phép ghi hai phiên bản BIOS này vào hai vị trí nút gạt khác nhau.
Sau bước tiến hành này, vị trí nút gạt sang bên trái của công tắc Switch BIOS tương ứng với BIOS cũ của AMD RX 5600XT mà hãng đã “đặt tên” lại với tên gọi “Silent Mode” với mức nhiệt thiết kế TDP (Thermal Designed Power) chỉ ở mức 135W, với mức sức mạnh yếu hơn đôi chút, ít tỏa nhiệt hơn, ít tiêu hao điện năng hơn và hoạt động êm ái hơn.
Trong khi đó, ở vị trí bên phải của công tắc sẽ ứng với phiên bản BIOS mới được cập nhật sau này và được gọi bằng tên “Performance Mode” với mức nhiệt thiết kế lên đến 160W, đủ sức cạnh tranh cả với những đối thủ “trên cơ” đến từ “đội xanh” như RTX 2060 vốn là đối thủ trực tiếp của phiên bản card đồ họa tầm trung – cao cấp như AMD RX 5700.
Như vậy, chỉ với vài thao tác đơn giản, bạn đã có thể sở hữu cùng lúc hai phiên bản BIOS cũ và mới trên mẫu card đồ họa Sapphire Pulse RX 5600 XT 6G. Tùy theo mục đích sử dụng mà bạn có thể chuyển đổi qua lại giữa hai mẫu BIOS này nhằm “giảm tải” về điện năng lẫn tản nhiệt cho hệ thống hay “bung lụa” tung hoành trên các đấu trường game hạng nặng.
AMD RX 5600XT – SỨC MẠNH HAI BẢN BIOS
Được thỏa sức “thao túng” hai mẫu BIOS cũ và mới của AMD RX 5600XT chỉ bằng một nút gạt duy nhất. Chắc chắn bạn cũng muốn biết sức mạnh của hai chế độ này thể hiện như thế nào trong các điều kiện sử dụng thực tế? Vietgame.asia đã có những bài thử nghiệm chi tiết mang đến cho bạn đọc cái nhìn trực quan nhất về vấn đề này trong tương quan so sánh với mẫu card đồ họa Gigabyte RTX 2060 Windforce 6G.
Với thử nghiệm 3DMark FireStrike, chế độ Silent Mode chỉ đạt 17,648 điểm, khá tương đương với đối thủ RTX 2060 với 17,525 điểm. Thế nhưng khi chuyển qua Performance Mode, sức mạnh được tăng cường khiến cho điểm số “nhảy” lên mức 18,778 điểm, vượt qua cả “đối thủ” RTX 2060.
Điều tương tự cũng xảy ra với phép thử 3DMark Time Spy ở chế độ dựng hình bằng thư viện DirectX12. Đối với chế độ Silent Mode, mức điểm số đạt được chỉ 6,973 điểm, cách biệt gần 5% so với mức 7,320 của RTX 2060, thế nhưng khi chuyển qua Performance Mode, mức điểm số của mẫu card đồ họa đến từ “đội đỏ” của chúng ta “nhảy” lên 7,436 và có thể “nhỉnh” hơn tí chút so với đối thủ.
Mặc dù hai phép thử này không phản ánh chính xác trọn vẹn khả năng “chiến đấu” thực tế trong game, thế nhưng nó cũng phản ánh một phần nào đó xu hướng trong các game thông thường và game mới dựng hình bằng DirectX12. Phải biết rằng AMD RX 5600XT ban đầu được AMD ra mắt để “cân sức” với phiên bản GTX 1660 Super, nên việc cập nhật thêm chế độ Performance Mode “tăng lực” cho card đồ họa chiến đấu “ngang cơ” với phiên bản RTX 2060 của “đội xanh” là một kết quả vô cùng đáng khích lệ.
Tiến vào thử nghiệm game thực tế, ngoại trừ một số game “gà nhà” phù hợp riêng với một team nào đó như Assasin’s Creed Odyssey hay DOOM có kết quả ủng hộ “đội xanh” hay Borderlands 3 được phát triển với sự cộng tác chặt chẽ từ các kỹ sư đồ họa của “đội đỏ”, còn lại ở các game khác chứng kiến sự “bứt tốc” nhẹ của Sapphire Pulse RX 5600 XT 6G lên “ngang tầm” với đối thủ RTX 2060 ở “đẳng cấp” cao hơn hẳn.
Dễ thấy nhất ở những game như Gears 5 hay Shadow of the Tomb Raider, “sức rướn” yếu của chế độ Silent Mode được “bù đắp” đáng kể khi qua đến chế độ Performance Mode, giúp cho mẫu card đồ họa tầm trung của chúng ta cân bằng, hay thậm chí vượt qua đối thủ RTX 2060 với khả năng “bứt tốc” lên đến 10% sức mạnh.
Về mặt nhiệt độ vận hành, cả hai chế độ đều cho ra mức nhiệt tối đa ở mức 84 độ C, sự khác biệt nằm ở tốc độ quạt mà thôi. Chế độ Silent Mode cho tốc độ quạt “nhẹ nhàng” hơn, ít gây tiếng động hơn so với chế độ Performance Mode. Thế nhưng tiếng ồn phát ra ở chế độ này cũng vô cùng nhỏ và gần như không đáng kể.
Nhìn chung, khi sở hữu cùng lúc hai bản BIOS cũ và mới, thể hiện ra ở hai chế độ hoạt động khác nhau là Silent Mode và Performance Mode, AMD RX 5600XT giúp người dùng linh hoạt hơn trong sử dụng hàng ngày. Đó là chưa kể BIOS mới với tên gọi Performance Mode giúp cho mẫu card đồ họa này cạnh tranh được với đối thủ có thể xem là “trên cơ” RTX 2060, từ đó trở thành “ông vua không ngai” của dòng card đồ họa tầm trung hiện nay.
TỔNG QUAN
Nhìn chung, bước đi duy trì song song cả hai phiên bản BIOS cũ và mới của AMD đối với phiên bản card đồ họa tầm trung AMD RX 5600XT là một hiện tượng khá lạ trong giới sản phẩm công nghệ hiện nay vì nó rất dễ làm cho người dùng phổ thông bối rối không rõ sản phẩm mình mua về đang sử dụng phiên bản nào và có sức mạnh ra sao.
Tuy nhiên, ở mặt tích cực, nó cho thấy các hãng phần cứng vẫn đang cạnh tranh vô cùng khốc liệt, đem lại lợi ích tối đa cho người dùng, đặc biệt là trong bối cảnh các mẫu sản phẩm card đồ họa ngày càng bị đẩy giá lên cao như hiện nay.
Với người dùng phổ thông, tốt nhất bạn nên theo dõi các bài đánh giá chi tiết và hỏi nhân viên kỹ thuật để được tư vấn chính xác về sản phẩm của mình trước khi có quyết định “xuống tiền” để tránh những bối rối không đáng có khi đã “rước” sản phẩm về dinh.
Nguồn: Vietgame.asia