pegasus3390
Well-Known Member
Công nghệ tiếp theo sẽ tiến vào lĩnh vực màn hình máy tính trong năm nay là HDR, High Dynamic Range. Công nghệ này đã được tích hợp trên rất nhiều các mẫu TV, với khả năng gia tăng độ sâu màu cũng như dynamic rang của hình ảnh nhờ đó tạo ra hình ảnh có độ tương phản cao hơn giữa điểm sáng và tối để hình ảnh chi tiết và chân thực hơn. Khác biệt giữa HDR và công nghệ hiện tại (SDR) là rõ ràng và cung cấp cải thiện chất lượng trải nghiệm.
Một trong những vấn đề chính khi tích hợp tính năng HDR thời điểm hiện tại, đặc biệt là cho game chính là việc gia tăng các yêu cầu về xử lý nội dung HDR. Các game engine hỗ trợ HDR phải quét vùng hình ảnh ở dynamic range vô hạn và màu sắc tối đa để hỗ trợ cho các định dạng HDR như HDR10 hay Dolby Vision. Những định dạng này được xây dựng cho dài hạn và hỗ trợ mức dynamic range lẫn dải màu cao hơn các màn hình hiện tại, việc đưa thêm việc quét hình ảnh đòi hỏi màn hình phải chuyển đổi từ tín hiệu HDR nhận được sang nội dung mà màn hình có thể thực sự tái tạo được.
VIệc quét hình ảnh cần thiết cho HDR lại làm tăng mức độ lag từ khi hình ảnh được dựng lên cho đến khi khung hình hiển thị trên màn hình. ĐIều này đã xảy ra khi mà nhiều TV hỗ trợ HDR bị lag khi chơi các game HDR từ Xbox One S hay PlayStation Pro và nó sẽ tiếp tục là vấn đề khi tích hợp HDR lên các game PC và màn hình máy tính.
AMD đang hy vọng giải quyết được vấn đề về việc dựng hình HDR thông qua công nghệ mới nhất của hãng FreeSync 2. Công ty này giới thiệu công nghệ mới trước khi các màn hình HDR mới sẽ có mặt trên thị trường và cũng là bước đi đón đầu xu thế HDR ngày càng phổ biến và được thị trường ưa chuộng.
Mục tiêu của FreeSync 2 là loại bỏ vấn đề quét màn hình khi hiển thị hình ảnh HDR. Công nghệ này sẽ đưa toàn bộ thông tin về màn hình cho hệ thống xử lý của game như dải màu, dynamic range hỗ trợ, độ sáng… để thuật toán của game không cần phải thực hiện điều đó. Thay vì phải nhận tín hiệu hình ảnh HDR10 phải cần xử lý thêm để hiển thị làm chậm khả năng xử lý thì FreeSync 2 sẽ hiển thị vừa đủ các tín hiệu cần thiết mà không cần xử lý thêm, nhờ đó có thể cải thiện rất nhiều vấn đề về input lag.
Có một số yêu cầu để tích hợp được công nghệ FreeSync 2. Đầu tiên, bản thân tựa game phải hỗ trợ công nghệ FreeSync 2 để có thể nhận được thông tin từ màn hình và hoàn thiện vấn đề quét vùng ngay trong hệ thống. AMD giới thiệu sớm công nghệ này trước khi HDR phổ biến trên PC, nên các nhà làm game có khá nhiều thời gian để tích hợp thêm công nghệ này, tuy nhiên là bao nhiêu nhà phát triển sẽ làm điều này.
Tiếp theo, FreeSync 2 dựa trên màn hình mà nhà sản xuất tạo ra, tuy nhiên các nhà sản xuất lại thường tạo ra các profile cũng như cân chỉnh màu màn hình để có màu sắc chính xác nhất. Do đó các profile màu được cung cấp bơi FreeSync 2 phải chính xác cách mà các nhà sản xuất đưa cân chỉnh màu sắc lên sản phẩm thực tế.
Tin tốt là AMD cũng tiết lộ về chuyện sẽ cung cấp driver cho giúp cho các game có thể tự cân chỉnh trước mà không cần phải hỗ trợ FreeSync 2, để nội dung HDR vẫn có thể hiển thị mà không làm chậm tốc độ khung hình. Tuy nhiên vẫn chưa rõ khi nào điều này sẽ được thực hiện. AMD cũng sẽ chứng nhận tất cả các màn hình có FreeSync 2 để các game thủ có thể được đảm bảo sẽ nhận được trải nghiệm HDR khi họ mua màn hình có logo FreeSync 2. Điều này cũng thúc đẩy các nhà sản xuất tạo ra các profile màu đúng hơn cho màn hình, mặc dù vậy AMD cũng đảm bảo việc sẽ gia tăng ít nhất gấp đôi độ sáng và dải màu tiêu chuẩn sRGB.
FreeSync 2 sẽ hỗ trợ tất cả các tính năng như FreeSync với việc thay đổi tốc độ làm tươi và giảm thiểu tình trạng giật hay xé hình. Tính năng bù khung hình bị thiếu cũng được trang bị trên FreeSync 2 cho phép input lag chỉ trong khoảng vài phần nghìn giây.
Một vấn đề khác khi màn hình HDR được sử dụng với PC chính là việc khả năng hiển thị cho các ứng dụng hằng ngày. Dể tạo ra hình ảnh có độ tương phản cao và dynamic range lớn, hầu hết các màn hình HDR phải đẩy mức độ sáng lên trên 200 nit và thường là khoảng 1000 nit. Độ sáng này là rất cao cho các công việc hằng ngày và sẽ rất phiền phức nếu cứ phải chuyển qua lại giữa chế độ game HDR và ứng dụng hằng ngày.
FreeSync 2 giải quyết vấn đề này bằng cách tự động chuyển từ chế độ HDR cho game và HDR video sang chế độ mặc định dành cho việc sử dụng các công việc hằng ngày.
Tất cả các card Radeon của AMD và APU hiện đang hỗ trợ FreeSync sẽ tiếp tục hỗ trợ FreeSync 2 và cả 2 công nghệ này sẽ cùng tồn tại. FreeSync 2 là thương hiệu cao cấp hơn với việc sẽ có mặt trên nhiều mẫu màn hình cao cấp trên thị trường trong khi đó FreeSync sẽ tiếp tục hỗ trợ nhiều mẫu màn hình khác nhau.
AMD dự kiến các màn hình FreeSync 2 sẽ sớm ra mắt trong năm nay mặc dù các nhà sản xuất sẽ sớm giới thiệu các mẫu màn hình FreeSync 2 đầu tiên ra thị trường trong thời gian tới.