AMD Athlon 240GE - Tân vương tiếp theo trong phân khúc phổ thông

titan6

Member
Sau khi “vị vua trong phân khúc phổ thông” AMD Athlon 200GE ra mắt vào tháng 9/2018 thì mới đây AMD lại tiếp tục mang đến cho người dùng một sản phẩm cùng phân khúc nhưng có mức xung nhịp cao hơn. Nối tiếp vị thế của đàn anh Athlon 200GE, AMD đã cho ra mắt Athlon 240GE đầu năm nay và hứa hẹn sẽ mang lại mức hiệu năng vượt trội trong phân khúc phổ thông.

YPyMQ7U.png


Theo thông số từ hãng, AMD Athlon 240GE sở hữu 2 nhân, 4 luồng xử lý cùng với 3 nhân xử lý đồ họa giống như Athlon 200GE trước đó. Điểm khác biệt dễ nhận thấy được giữa 2 sản phẩm này đó là mức xung nhịp mặc định. Với Athlon 200GE thì mức xung nhịp mặc định là 3.2Ghz còn Athlon 240GE là 3.5Ghz. Mặc dù thông số mà hãng đưa ra không hỗ trợ mở hệ số nhân cho sản phẩm, tuy nhiên người dùng có thể ép xung CPU này trong giao diện bios. Với khả năng tăng mức xung nhịp của CPU lên phần nào sẽ giúp game tăng FPS cao hơn so với mức xung nhịp mặc định. Qua bài viết này mình sẽ test thử sự khác biệt của trước và sau khi tăng mức xung nhịp cho Athlon 240GE.

I – Unbox

Đầu tiên mình sẽ đánh giá nhanh về ngoại hình hộp đựng sản phẩm và xem thử bên trong hộp gồm những gì kèm theo sản phẩm.

Ngay từ cái nhìn đầu tiên, mặt trước hộp của Athlon 240GE không có sự khác biệt so với đàn anh Athlon 200GE, thậm chí phải nói là y hệt. Chiếc hộp được thiết kế nhỏ nhắn với tông màu trắng, giữa hộp đó là logo của AMD với dòng chữ ATHLON quen thuộc. Bên dưới có một dải bạc tách biệt với thông tin card đồ họa tích hợp bên trong CPU.

UBBiP93.jpg


Tiếp tục lật qua mặt hông thì sản phẩm đập ngay vào mắt thông qua khung cửa sổ mà AMD đã chừa sẵn cho người dùng có thể thấy sản phẩm nằm bên trong. Mặt lưng CPU với đầy đủ tên gọi, số serial, mã vạch được in rõ ràng, sắc nét.

xToepl1.jpg


Lật tiếp đến mặt sau hộp chúng ta sẽ thấy thông tin về sản phẩm cũng như những phụ kiện kèm theo bên trong hộp với nhiều ngôn ngữ khác nhau.

bZnaB7N.jpg


Nhìn lên phần nắp hộp đó là tem niêm phong sản phẩm, đồng thời cũng là nơi mà nhà sản xuất in thông số sản phẩm lên đó. Chúng ta có thể dễ dàng biết được tên của CPU, số nhân, số luồng và mức xung nhịp của sản phẩm. Bên cạnh đó là mã vạch Qcode mà nhà sản xuất in lên cho người dùng có thể tìm thêm nhiều thông tin sản phẩm hơn qua smartphone hay máy tính bảng.

BDb70cm.jpg


Mở hộp ra thì bên trong đó gồm có sản phẩm chính là CPU Athlon 240GE, quạt tản nhiệt CPU, sách hướng dẫn. Bên trong vỉ nhựa đựng CPU còn có 1 sticker AMD Athlon để người dùng dán lên thùng máy của mình.

pV6qnKk.jpg


Athlon 240GE sử dụng chung socket như 200GE sẽ giúp cho người dùng dễ dàng trong việc lựa chọn main cũng như nâng cấp lên các CPU Ryzen cao hơn mà không sợ thay đổi mainboard về sau.

q0WLERL.jpg


Do Athlon 240GE sở hữu số nhân số luồng thấp nên tản nhiệt kèm theo CPU được thiết kế với khối nhôm mỏng đủ để lấy nhiệt phát sinh trong quá trình sử dụng.

n9CyFdQ.jpg


Phía trên tản nhiệt được trang bị một quạt gió kích thước nhỏ để làm mát khối tản nhiệt nhôm bên dưới.

sAzjqKy.jpg


Dưới đế tản nhiệt nhà sản xuất cũng đã trang bị kem tản nhiệt, người dùng chỉ việc gắn vào mà không cần phải bôi thêm kem tản nhiệt

ayMK4Q9.jpg


Sau khi mở hộp sản phẩm xong bây giờ mình sẽ gắn vào hệ thống để test thử hiệu năng giữa xung mặc định và sau khi ép xung.

nmkAi2q.jpg


II – Hiệu năng

Cấu hình test:

_CPU: AMD Athlon 240GE
_Main: Asrock B350 Gaming ITX
_Ram: Gskill 2x8GB Bus 2666
_GPU: AMD Radeon VEGA 3

Với AMD Athlon 240GE mình sẽ vào Bios của main nâng lên mức xung nhịp 3.9GHz để so sánh hiệu năng với trước khi ép xung.

tBgRPiU.png


CPU-Z:

Đầu tiên mình sẽ chấm điểm CPU thông qua phần mềm CPU_Z.

+ Athlon 240GE Default:

_ Single Thread: 342.8 điểm
_ Multi Thread: 1044.5 điểm


+ Athlon 240GE OC 3.9GHz:

_ Single Thread: 395.6 điểm
_ Multi Thread: 1160.8 điểm

Chênh lệch giữa trước và sau khi ép xung khá cao. Với điểm Single Thread chênh lệch là 52.8 điểm, Multi Thread chênh lệch là 616.3 điểm.

nQhO3jA.png


Cinebench:

Phần mềm này sẽ chấm điểm CPU và GPU.

+ Athlon 240GE Default:

_ Điểm CPU: 374 cb
_ Điểm GPU: 33.84 fps

+ Athlon 240GE OC 3.9GHz:

_ Điểm CPU: 390 cb
_ Điểm GPU: 36.17 fps

Trước khi ép xung thì điểm CPU là 374 cb, điểm GPU là 33.84 FPS và sau khi ép xung thì điểm CPU là 390 cb, điểm GPU là 36.17 FPS. Chênh lệch điểm CPU và GPU giữa trước và sau khi ép xung lần lượt là 16 cb và 2.33 FPS

LUUBSnI.png


3DMark:

Night Raid:

Phần này sẽ chấm điểm card đồ họa tích hợp trong CPU dựa trên nền tảng API DirectX 12.

+ Athlon 240GE Default:

Điểm tổng: 4817
Điểm đồ họa: 5389
Điểm CPU: 3010

+ Athlon 240GE OC 3.9GHz:

Điểm tổng: 5062
Điểm đồ họa: 5562
Điểm CPU: 3355

Chênh lệch giữa trước và sau khi ép xung lần lượt là 245 điểm, 173 điểm, 345 điểm.

iUdi5kU.png


Time Spy:

Time Spy chấm điểm khả năng xử lý của card đồ họa, CPU dựa trên API DirectX 12 trong Windows 10 cùng độ phân giải hình ảnh lên đến 2K.

+ Athlon 240GE Default:

Điểm tổng: 429
Điểm đồ họa: 378
Điểm CPU: 1941

+ Athlon 240GE OC 3.9GHz:

Điểm tổng: 447
Điểm đồ họa: 392
Điểm CPU: 2228

Chênh lệch giữa trước và sau khi ép xung lần lượt là 18 điểm, 14 điểm, 287 điểm.

Lpwzvty.png


Cloud Gate:

Là bài test cơ bản dành cho những máy tính tầm thấp và máy tính xách tay. Cloud Gate chấm điểm đồ họa và điểm vật lý của hệ thống dựa trên API DirectX 11.

+ Athlon 240GE Default:

Điểm tổng: 7954
Điểm đồ họa: 10910
Điểm vật lý: 4083

+ Athlon 240GE OC 3.9GHz:

Điểm tổng: 8628
Điểm đồ họa: 11337
Điểm vật lý: 4699

Chênh lệch giữa trước và sau khi ép xung lần lượt là 674 điểm, 427 điểm, 616 điểm.

CuFGkon.png


PCMark 10 Express:

Để test hiệu năng của hệ thống trong những work công việc văn phòng, mở ứng dụng duyệt web, hình ảnh, thiết kế thì mình sẽ sử dụng phần mềm PCMark 10.

+ Athlon 240GE Default:

Điểm tổng: 3276 điểm
Essentials (Web, Video Conferencing, Startup): 6765 điểm
Productivity (Office, Spreadsheet, Writing): 5788 điểm
Digital Content Creation (Photo Editing, Video Editing, Render): 2439

+ Athlon 240GE OC 3.9GHz:

Điểm tổng: 3595 điểm
Essentials (Web, Video Conferencing, Startup): 7301 điểm
Productivity (Office, Spreadsheet, Writing): 6562 điểm
Digital Content Creation (Photo Editing, Video Editing, Render): 2634

Sona3Gr.png


Trước và sau khi ép xung thì điểm số có chênh lệch lần lượt là 319 điểm, 536 điểm, 774 điểm, 195 điểm

Tổng kết lại mình sẽ thể hiện những so sánh trên thông qua biểu đồ để mọi người dễ hình dung hơn.

ZH6gDAe.png


III – Hiệu năng game

CSGO

Là tựa game FPS đình đám trong làng game, một tựa game bắn súng góc nhìn thứ nhất được nhiều game thủ đón nhận và được đánh giá rất tích cực. Để đạt được mức khung hình ổn định mình sẽ thiết lập cấu hình game ở mức low cho tất cả cùng với độ phân giải Full HD.

pPLk0A6.png


+ Athlon 240GE Default:

Frames: 27139 - Time: 387172ms - Avg: 72.095 - Min: 27 - Max: 121

+ Athlon 240GE OC 3.9GHz:

Frames: 54553 - Time: 772532ms - Avg: 79.616 - Min: 34 - Max: 128

Với mức khung hình trung bình sau khi ép xung là 79.616 FPS và trước khi ép xung là 72.095 FPS thì game hoàn toàn chơi mượt. Tuy nhiên ép xung sẽ cải thiện cho bạn thêm được một ít FPS trong game sẽ phần nào giúp cho game mượt hơn một chút

cqr7wRk.png


Dota 2

Một thể loại game MOBA 2 rất quen thuộc được đưa vào thi đấu thể thao điện tử trên toàn thế giới. Mình sẽ để Setting ở tiệm cận mức thấp cùng với độ phân giải Full HD.

QFt9Ny3.png


+ Athlon 240GE Default:

Frames: 40601 - Time: 612094ms - Avg: 74.331 - Min: 44 - Max: 83

+ Athlon 240GE OC 3.9GHz:

Frames: 104419 - Time: 1389391ms - Avg: 81.155 - Min: 45 - Max: 101

Mức khung hình trung bình là 81.155 FPS sau khi ép xung và 74.331 FPS trước khi ép xung với setting hình ảnh vừa phải cũng đủ giúp mình chơi khá tốt. Ở những pha giao tranh khiến cho khung hình bị giảm tuy nhiên không đáng kể và mình vẫn có thể trải nghiệm game ổn từ đầu đến cuối.

HzJ9A8v.png


Liên Minh Huyền Thoại

Cùng thể loại với DotA 2 nhưng nó phổ biến nhiều hơn ở Việt Nam và đối tượng chơi game này thường là những học sinh, sinh viên hay những người giải trí cơ bản có mức đầu tư chi phí thấp cho cấu hình. Ở game này thì mình sẽ để mức setting cao nhất cùng độ phân giải Full HD.

MSCjt4i.png


+ Athlon 240GE Default:

Frames: 80871 - Time: 1054250ms - Avg: 81.710 - Min: 35 - Max: 92

+ Athlon 240GE OC 3.9GHz:

Frames: 77823 - Time: 1140296ms - Avg: 86.248 - Min: 42 - Max: 109

Với mức khung hình trung bình sau khi ép xung là 86.248 FPS hay trước khi ép xung là 81.710 FPS thì trong suốt quá trình chơi hình ảnh luôn được hiển thị một cách mượt mà. Dù mình mặc sức tung chiêu kèm theo các hiệu ứng đẹp mắt vẫn thì game không gây ra hiện tượng giật lag nào.

FW6rHBV.png


Fifa Online 4

Là thể loại game đá banh khá phổ biến mà bạn có thể dễ dàng bắt gặp ở nhiều phòng game. Với game này thì mình sẽ để setting ở mức thấp nhất và độ phân giải Full HD

JmruLOL.png


+ Athlon 240GE Default:

Frames: 17694 - Time: 494438ms - Avg: 50.786 - Min: 27 - Max: 61

+ Athlon 240GE OC 3.9GHz:

Frames: 17694 - Time: 494438ms - Avg: 54.786 - Min: 32 - Max: 63

Trong quá trình bóng lăn thì hình ảnh luôn ổn định. Tuy nhiên ở những pha ăn mừng hay những đoạn phim 3D giới thiệu trong game sẽ làm cho khung hình bị giảm và không mượt mà. Điều này cũng không quá quan trọng bởi vì nó không ảnh hưởng đến kết quả của trận đấu.

EcttV5I.png


Apex Legends

Là game bắn súng với thể loại sinh tồn giống như PUBG được phát hành miễn phí bởi Electronic Arts. Do phát hành miễn phí cùng với sự tối ưu phần cứng tốt hơn PUBG nên Apex Legends hiện đang rất hot ở thị trường Việt Nam. Ở game này mình sẽ để setting ở mức thấp nhất cùng độ phân giải 720p

IsYpnVu.png


+ Athlon 240GE Default:

Frames: 10236 - Time: 295531ms - Avg: 34.636 - Min: 22 - Max: 52

+ Athlon 240GE OC 3.9GHz:

Frames: 18764 - Time: 488063ms - Avg: 38.446 - Min: 15 - Max: 61

Tuy là game với hình ảnh, đồ họa đẹp mắt yêu cầu nên có card đồ họa để trải nghiệm game tốt nhất những Vega 3 cũng đã làm khá tốt công việc của mình. Mức khung hình trung bình trong game sau khi ép xung là 38.446 FPS, trước khi ép xung là 34.636 FPS. Với mức khung hình như trên thì mình có thể trải nghiệm game một cách vừa đủ, dù là có những lúc khung hình bị tuột nhưng nhìn chung vẫn ổn.

qaZW6Al.png


Để mọi người có thể dễ dàng thấy được sự khác biệt sau khi ép xung thì mình sẽ thể hiện kết quả thông qua biểu đồ dưới đây

0H8j6Oa.png


IV – Xem phim 4K, lướt web

Xem phim 4K

Nếu bạn yêu thích phim ảnh và muốn trải nghiệm ở độ phân giải 4K để hình ảnh sống động và đẹp mắt thì cấu hình này có thể giúp bạn có những giây phút thưởng thức phim tuyệt vời. Đoạn phim mình test dưới đây có độ phân giải 4K – 60FPS. Trong quá trình chạy video, mức khung hình luôn ổn định ở 60FPS và tỉ lệ drop khung hình khá ít.

xpm6AT9.png


Lướt Web

Với CPU Athlon 240GE khi bạn mở nhiều tab web lên cùng lúc mà hệ thống hoạt động một cách trơn tru. Khi đẩy xung nhịp lên cao hơn thì mình có cảm giác tốc độ mở trình duyệt được cải thiện hơn một chút.

oMoIKc9.png


Xem video trên Youtube

Nếu muốn xem nhiều video cùng lúc trên Youtube hoặc theo xu hướng cày view cho những kênh yêu thích của bạn thì đây cũng không phải vấn đề lớn. Mình mở 8 tab Youtube đang chạy các video cùng lúc và video chạy khá mượt, không có bất kì khó khăn nào.

zgCmLTr.png


V – Kết luận

Với sự xuất hiện của Athlon 240GE, đây sẽ là một trong những lựa chọn thích hợp cho người dùng có yêu cầu không quá cao nhưng vẫn đáp ứng tốt các nhu cầu phổ thông. Trong phân khúc giá dưới 2 triệu, Athlon 240GE có mức xung nhịp mặc định là 3.5 GHz mang lại khả năng xử lý khá tốt những tựa game online cơ bản hay lướt web một cách mượt mà. Bên cạnh đó với việc cho phép người dùng ép xung CPU sẽ giúp cải thiện hiệu năng trong quá trình chơi game.
 
Bên trên