Amazon đang cảnh báo các nhà đầu tư về một trong các vấn đề lớn nhất với nền tảng bán hàng trực tuyến của mình: Hàng giả.
Theo CNBC, ở phần “các yếu tố rủi ro” trong báo cáo kết quả kinh doanh thường niên, Amazon vừa thêm một dòng nói về các vấn đề hàng giả, hàng nhái trên nền tảng của họ.
“Chúng tôi có thể không ngăn được người bán hàng trong các cửa hàng của chúng tôi, hoặc trong các cửa hàng khác bán hàng bất hợp pháp, hàng giả, hàng lậu hoặc hàng bị đánh cắp; có thể không ngăn được họ bán hàng theo cách bất hợp pháp hoặc phi đạo đức, vi phạm quyền sở hữu của người khác, vi phạm chính sách của chúng tôi”, hồ sơ nộp lên giới chức của Amazon cho biết.
Văn bản phản ánh mối lo ngại ngày càng tăng của Amazon về vấn nạn hàng giả trên nền tảng thương mại điện tử số một Mỹ. Trước đây, từ “hàng giả” và “hàng lậu” chưa từng được đề cập trong các hồ sơ của Amazon. Dù hãng công khai chính sách “không khoan nhượng” với sản phẩm giả mạo, tuyên bố có xây dựng công nghệ để giải quyết vấn đề, nền tảng thương mại cho phép bên thứ ba bán hàng vẫn tiếp tục vướng vào chuyện hàng giả.
Vấn đề sắp tới có thể còn tệ hơn vì Amazon đang chuyển nhiều doanh số hơn đến bên bán thứ ba. Một nửa số sản phẩm bán trên Amazon xuất phát từ bên bán thứ ba trong năm 2017. Trong quý kinh doanh gần nhất, hãng cho biết sản phẩm của bên bán thứ ba chiếm 52% tổng sản phẩm được bán ra.
Vấn đề hàng giả của Amazon cũng thu hút sự chú ý của nhiều thương hiệu bán lẻ lớn. Tháng 10.2018, Hiệp hội May mặc và Giày dép Mỹ, nơi đại diện cho hơn 1.000 thương hiệu, khuyến nghị rằng một số trang của Amazon nên được thêm vào “Thị trường có Tiếng xấu” vì hàng giả. Hiệp hội này cho rằng Amazon lẽ ra nên trở thành “hãng đi đầu trong cuộc chiến chống hàng giả”.
Nhiều thương hiệu lớn, chẳng hạn như Daimler cũng có lưu ý chuyện này. Năm 2017, hãng xe Đức đệ đơn kiện, cáo buộc Amazon vi phạm thương hiệu vì không ngăn chặn hoạt động buôn bán các bộ phận giả của xe Mercedes-Benz. Đầu năm ngoái, nhà sáng lập Elevation Labs, ông Casey Hopkins, chỉ ra hướng hàng giả khiến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ như của ông trở nên khó khăn. Ông viết về kinh nghiệm của mình trong việc ứng phó với hàng giả từ Trung Quốc, vốn tràn ngập các nền tảng bán lẻ, giết chết sản phẩm, doanh số và uy tín thương hiệu gốc.
“Khách hàng mua các phiên bản tệ hại của sản phẩm mà không hay biết. Trong khi cả Amazon và kẻ lừa đảo đều có lợi nhuận, danh tiếng bạn đã và đang gầy dựng đi thẳng vào nhà vệ sinh”, ông Hopkins viết.
Theo CNBC, ở phần “các yếu tố rủi ro” trong báo cáo kết quả kinh doanh thường niên, Amazon vừa thêm một dòng nói về các vấn đề hàng giả, hàng nhái trên nền tảng của họ.
“Chúng tôi có thể không ngăn được người bán hàng trong các cửa hàng của chúng tôi, hoặc trong các cửa hàng khác bán hàng bất hợp pháp, hàng giả, hàng lậu hoặc hàng bị đánh cắp; có thể không ngăn được họ bán hàng theo cách bất hợp pháp hoặc phi đạo đức, vi phạm quyền sở hữu của người khác, vi phạm chính sách của chúng tôi”, hồ sơ nộp lên giới chức của Amazon cho biết.
Văn bản phản ánh mối lo ngại ngày càng tăng của Amazon về vấn nạn hàng giả trên nền tảng thương mại điện tử số một Mỹ. Trước đây, từ “hàng giả” và “hàng lậu” chưa từng được đề cập trong các hồ sơ của Amazon. Dù hãng công khai chính sách “không khoan nhượng” với sản phẩm giả mạo, tuyên bố có xây dựng công nghệ để giải quyết vấn đề, nền tảng thương mại cho phép bên thứ ba bán hàng vẫn tiếp tục vướng vào chuyện hàng giả.
Vấn đề sắp tới có thể còn tệ hơn vì Amazon đang chuyển nhiều doanh số hơn đến bên bán thứ ba. Một nửa số sản phẩm bán trên Amazon xuất phát từ bên bán thứ ba trong năm 2017. Trong quý kinh doanh gần nhất, hãng cho biết sản phẩm của bên bán thứ ba chiếm 52% tổng sản phẩm được bán ra.
Vấn đề hàng giả của Amazon cũng thu hút sự chú ý của nhiều thương hiệu bán lẻ lớn. Tháng 10.2018, Hiệp hội May mặc và Giày dép Mỹ, nơi đại diện cho hơn 1.000 thương hiệu, khuyến nghị rằng một số trang của Amazon nên được thêm vào “Thị trường có Tiếng xấu” vì hàng giả. Hiệp hội này cho rằng Amazon lẽ ra nên trở thành “hãng đi đầu trong cuộc chiến chống hàng giả”.
Nhiều thương hiệu lớn, chẳng hạn như Daimler cũng có lưu ý chuyện này. Năm 2017, hãng xe Đức đệ đơn kiện, cáo buộc Amazon vi phạm thương hiệu vì không ngăn chặn hoạt động buôn bán các bộ phận giả của xe Mercedes-Benz. Đầu năm ngoái, nhà sáng lập Elevation Labs, ông Casey Hopkins, chỉ ra hướng hàng giả khiến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ như của ông trở nên khó khăn. Ông viết về kinh nghiệm của mình trong việc ứng phó với hàng giả từ Trung Quốc, vốn tràn ngập các nền tảng bán lẻ, giết chết sản phẩm, doanh số và uy tín thương hiệu gốc.
“Khách hàng mua các phiên bản tệ hại của sản phẩm mà không hay biết. Trong khi cả Amazon và kẻ lừa đảo đều có lợi nhuận, danh tiếng bạn đã và đang gầy dựng đi thẳng vào nhà vệ sinh”, ông Hopkins viết.
Theo Thanh Niên