vnpcs
New Member
Cinema paradiso – Rạp chiếu bóng thiên đường – là bộ phim Italia nổi tiếng đoạt giải Oscar 1989 dành cho phim nói tiếng nước ngoài hay nhất. Nhờ bàn tay của nhà soạn nhạc tài ba người Ý Ennio Morricone mà “chốn thiên đường” của người chiếu phim già Alfredo và cậu bé Salvatore luôn được công chúng nhớ đến trong một không gian ngập tràn giai điệu.
Trong Cinema paradiso, bên cạnh mối tình tuyệt vọng của nhân vật chính – Salvatore, người ta còn thấy tình yêu nồng cháy của người dân Ý với điện ảnh. Hai mối tình đó đều được âm nhạc của Morricone thấu hiểu và hòa điệu. Chính vì vậy mà khi rạp Thiên đường – chốn giải trí tuyệt vời nhất của cả người già, trẻ em, đàn ông, phụ nữ… trong thị trấn – bị cháy, đoạn nhạc “Runaway, search and return” vang lên thống thiết. Đúng lúc Alfredo quyết định chiếu phim lên tường nhà ngay trước quảng trường để đông đảo người dân được xem và họ đang say sưa hòa cùng tiếng cười trong phim thì phòng chiếu bị nổ, gây ra vụ hỏa hoạn. Người xem sợ hãi, xô nhau chạy, người chủ thì khóc lóc vì rạp chiếu bóng của ông ta bỗng chốc tan biến… Chỉ có cậu bé Salvatore là nhớ tới người bạn già của mình còn kẹt trong đám cháy. Tiếng nhạc dồn lên gấp gáp, như những tiếng bước chân dồn dập, tăng sự hiểm nguy, kịch tính cho Alfredo và Salvatore. Như những vòng lửa liếm dần vào những bức poster phim, đốt cháy rạp chiếu bóng, tiếng nhạc cũng đốt cháy lòng người xem…
Bài nhạc này về sau được lặp lại trong cảnh Salvatore nhờ Alfredo trông máy chiếu phim còn mình thì lái xe đi gặp Elena, trước khi cô phải theo bố mẹ chuyển khỏi thị trấn. Hình ảnh xen kẽ giữa Alfredo già mù lòa phải điều hành phòng chiếu, giữa cuộc cãi lộn ầm ĩ trên bộ phim ngoài kia với hình ảnh chàng trai trẻ Salvatore lao chiếc xe xòng xọc hộc tốc tới nhà người yêu… đã phần nào tạo ra tình huống gấp gáp lúc đó. Thế nhưng, để xâu chuỗi và hoàn thiện bối cảnh, tác động mạnh mẽ tới cảm xúc căng thẳng của người xem, nhất định cần tới “Runaway, search and return” của Morricone như một chất keo kết dính hoàn hảo. Nhịp nhạc dồn dập, gấp gáp, như đuổi theo, như truy lùng, cộng với tiếng đập cửa ầm ĩ, tiếng gọi thống thiết của Salvatore… khiến cho những ai yêu quý chàng trai này phải quặn lòng.
Chàng Salvatore si tình ngây ngất trước hình ảnh Elena (trích từ phim)
Khi chàng Salvatore tuổi thanh niên bắt đầu biết yêu để lọt hình ảnh cô gái xinh đẹp Elena vào ống kính, bài “Childhood and manhood” dội lên. Lúc nhạc dồn lên cao trào thì hình ảnh Elena lại được quay chậm, cùng với ống kính Salvatore dõi theo… tạo nên sự tương phản. Tiếng nhạc như là tiếng lòng của Salvatore, đập rộn ràng và mê mải, trong khi đó ống kính của cậu lại chậm rãi dõi theo bước đi được quay chậm của cô gái. Có lẽ cậu không biết, nhưng số phận đã định trước rằng, người con gái đó không chỉ là giấc mơ thời trai trẻ mà sẽ còn là bóng hình ám ảnh suốt cuộc đời Salvatore.
Trong trường đoạn Salvatore chờ đợi như một cách chứng tỏ tình yêu trước cửa nhà người trong mộng, âm nhạc trở thành vũ khí sắc bén khắc họa tâm trạng nhân vật, tạo cảm xúc và ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người xem. Salvatore đứng đó, dưới hiên nhà bên, nhìn thẳng lên cửa sổ nhà Elena, nhạc dìu dịu như đôi mắt kẻ đang yêu ngước nhìn lên nơi trú ngụ của một nửa trái tim mình. Chàng trai ngu ngơ đâu biết, trái tim cô dường như cũng đã rung động, bởi đằng sau cánh cửa vẫn luôn khép trước mắt chàng là một đôi mắt lén nhìn qua, dõi theo từng ngày chờ đợi của chàng. Như tình yêu mới chớm, lúc này tiếng nhạc vẫn dịu dặt và êm như ru. Nhưng rồi qua những ngày nắng là đêm mưa, qua tháng tư với hè nóng nực là tháng tám… rồi tháng 12 giá lạnh, Salvatore vẫn đứng đó, như thách thức thời gian, như quên đi sợ thờ ơ của cô gái mình yêu. Cho đến ngày cuối cùng của năm, khi người người sum họp với gia đình, khi nhà nhà chuẩn bị đón mừng một năm mới đến… những hy sinh của chàng trai si mê dường như được đáp trả, bởi cuối cùng, cánh cửa nhà nàng cũng bật sáng ánh đèn rồi một cánh tay vươn ra… Salvatore nhắm mắt, miệng mỉm cười, lẩm nhẩm theo tiếng đếm ngược vọng ra vào thời khắc giao thừa… 9… 8… rồi 5… 4… gã tình si mở choàng mắt, hy vọng thấy thiên thần từ trên cao. Nhưng cuộc đời dường như thích trêu ngươi, Salvatore bừng tỉnh bởi cánh cửa kia hé mở chỉ để rồi khép lại, như thách thức, như đùa giỡn trên mối tình vô vọng.
Rồi vang lên tiếng người hò reo, vỗ tay, ở nhà cậu, mọi người cũng đang quây quần nâng ly chúc mừng năm mới, chỉ có Salvatore là mang theo cõi lòng tan nát, cô đơn trở về dưới làn tuyết trắng rơi. Tiếng người cười nói, chúc tụng nhau, pháo hoa bắn lên trời những tia ấm áp và tươi vui, tiếng violon kéo dài, da diết, có phần thê lương, như hòa với tấc lòng khổ đau, tuyệt vọng của Salvatore. Cậu trở về rạp chiếu bóng thân thuộc, âm thầm xé tan những tờ lịch có ghi dấu tháng ngày đợi mong… Ngờ đâu, trong lúc cậu tuyệt vọng nhất, bất ngờ thiên thần bay đến với cậu. Niềm hạnh phúc vỡ òa, họ hôn nhau trong tiếng máy chiếu phim chạy rè rè, tiếng nhạc dội lên réo rắt, như tiếng lòng thơ ngây đang rung lên những nhịp đập yêu thương cháy bỏng, như tình yêu bị dồn nén và khao khát nay bùng lên trong đam mê và hạnh phúc ngập tràn.
Tiếp sau đó, khi nhạc còn mạnh mẽ và tươi vui hơn nữa với khúc cao trào của bài “Childhood and manhood”, cùng tiếng chặt nhành xương rồng Opuntia và tiếng cười khi chia nhau trái xương rồng đỏ mọng của đôi tình nhân trong chuyến dã ngoại… những âm thanh ấy hòa quyện với nhau báo hiệu một tình yêu đẹp vừa nảy nở. Không còn gì say đắm hơn giai điệu và âm thanh khi ấy; không còn gì rực rỡ và tươi thắm hơn màu của nắng, của màu tóc vàng óng ả trong buổi hẹn hò ấy; càng không có gì lung linh hơn mắt của hai kẻ yêu đương ánh lên trong nhau.
Ennio Morricone – cha đẻ của những bài nhạc vừa ngọt ngào hương tình yêu vừa thấm đượm vị đắng cuộc đời
Những phim có sự tham gia hợp tác của Morricone thường ngập tràn âm nhạc (ví như “Melena”, “Once upon a time in America”…). Điều đó khiến ta có cảm nhận, dường như không có âm nhạc của Morricone, tự sự của phim không được hoàn chỉnh và còn thiếu sót. Thật không quá khi nói những tác phẩm của ông chính là những món quà đặc biệt kèm theo bộ phim dành cho công chúng, những món quà có khả năng chuyển tải một cách trọn vẹn mọi sắc thái cảm xúc và ý nghĩa câu chuyện của nội dung bộ phim.
Những bài nhạc của ông thường được soạn cho violon và piano, chúng được chơi với nhiều phong cách khác nhau trong từng trường đoạn khác nhau của phim, tạo ra những cảm xúc riêng biệt. Tuy nhiên, có một điểm chung là những bài nhạc ấy vừa ngọt ngào hương tình yêu, niềm hạnh phúc vừa thấm đượm vị đắng cuộc đời… Giống như cảm giác của Salvatore khi đã là một đạo diễn lừng danh, ngồi một mình xem lại đoạn phim được chọn lọc từ những nụ hôn nổi tiếng trích từ phim của ông, do người bạn già đã khuất để lại; trong đó có cái thú vị của một khán giả xem phim, có cả niềm tự hào được nhìn lại đứa con tinh thần của mình, có kí ức tuổi thơ được là khán giả duy nhất xem những cảnh hôn nhau trước khi bị cha cố cắt bỏ, có niềm hạnh phúc tột cùng bởi cảm nhận được tình yêu lớn lao và hy sinh vô bờ bến mà Alfredo dành cho nhưng cũng có nỗi mất mát thầm lặng, có vết hằn của một tình yêu tuyệt vọng khó xóa mờ…
Chỉ vài trường đoạn tiêu biểu như trên, cũng đã thấy được thành công của nhà soạn nhạc Ennio Morricone đóng góp vào thành công chung của bộ phim Cinema Paradiso. Có lẽ vì vậy mà Cinema Paradiso đã đánh dấu một cuộc hợp tác dài lâu giữa nhà soạn nhạc lừng danh Morricone với đạo diễn tài ba Giuseppe Tornatore.
Thông tin thêm về Ennio Morricone:
Ennio Morricone sinh năm 1928 tại Rome trong một gia đình có truyền thống âm nhạc. Cha ông là một người chơi kèn trompet có hạng và từng muốn hướng ông theo con đường này. Trong sự nghiệp của mình, Ennio Morricone đã soạn nhạc cho hơn 500 bộ phim và chương trình truyền hình. Morricone có mối thân thiết và thường hợp tác với các đạo diễn của dòng phim “miền Tây kiểu Ý” (Western Spaghetti) như Sergio Leone, Brian De Palma, Barry Levinson….
Morricone đã được trao 2 giải Grammy Awards, 2 giải Golden Globes, 5 giải Anthony Asquith Awards cho nhạc phim do BAFTA trao từ 1979–1992 and the Polar Music Prize trong năm 2010. Ông cũng được 5 đề cử cho Oscar ở hạng mục nhạc phim hay nhất (1979–2001). Ông được trao Oscar dành cho thành tựu trọn đời vào năm 2007 nhờ những đóng góp to lớn đối với nghệ thuật âm nhạc trong phim.
Morricone thường soạn nhạc cho phim sau khi phim đã được quay hoặc trong giai đoạn hậu kỳ. Ông thường bắt đầu với câu chuyện phim, nhưng đặc biệt là qua trao đổi với đạo diễn. Ông từng nói rằng: Tôi luôn cố gắng tìm hiểu tinh thần của mỗi bộ phim để từ đó suy ngẫm một cách mạch lạc, rõ ràng về âm nhạc. Nếu không có cái “sườn” cố kết ấy, tôi sẽ không thể viết được.
Trong Cinema paradiso, bên cạnh mối tình tuyệt vọng của nhân vật chính – Salvatore, người ta còn thấy tình yêu nồng cháy của người dân Ý với điện ảnh. Hai mối tình đó đều được âm nhạc của Morricone thấu hiểu và hòa điệu. Chính vì vậy mà khi rạp Thiên đường – chốn giải trí tuyệt vời nhất của cả người già, trẻ em, đàn ông, phụ nữ… trong thị trấn – bị cháy, đoạn nhạc “Runaway, search and return” vang lên thống thiết. Đúng lúc Alfredo quyết định chiếu phim lên tường nhà ngay trước quảng trường để đông đảo người dân được xem và họ đang say sưa hòa cùng tiếng cười trong phim thì phòng chiếu bị nổ, gây ra vụ hỏa hoạn. Người xem sợ hãi, xô nhau chạy, người chủ thì khóc lóc vì rạp chiếu bóng của ông ta bỗng chốc tan biến… Chỉ có cậu bé Salvatore là nhớ tới người bạn già của mình còn kẹt trong đám cháy. Tiếng nhạc dồn lên gấp gáp, như những tiếng bước chân dồn dập, tăng sự hiểm nguy, kịch tính cho Alfredo và Salvatore. Như những vòng lửa liếm dần vào những bức poster phim, đốt cháy rạp chiếu bóng, tiếng nhạc cũng đốt cháy lòng người xem…
Bài nhạc này về sau được lặp lại trong cảnh Salvatore nhờ Alfredo trông máy chiếu phim còn mình thì lái xe đi gặp Elena, trước khi cô phải theo bố mẹ chuyển khỏi thị trấn. Hình ảnh xen kẽ giữa Alfredo già mù lòa phải điều hành phòng chiếu, giữa cuộc cãi lộn ầm ĩ trên bộ phim ngoài kia với hình ảnh chàng trai trẻ Salvatore lao chiếc xe xòng xọc hộc tốc tới nhà người yêu… đã phần nào tạo ra tình huống gấp gáp lúc đó. Thế nhưng, để xâu chuỗi và hoàn thiện bối cảnh, tác động mạnh mẽ tới cảm xúc căng thẳng của người xem, nhất định cần tới “Runaway, search and return” của Morricone như một chất keo kết dính hoàn hảo. Nhịp nhạc dồn dập, gấp gáp, như đuổi theo, như truy lùng, cộng với tiếng đập cửa ầm ĩ, tiếng gọi thống thiết của Salvatore… khiến cho những ai yêu quý chàng trai này phải quặn lòng.
Khi chàng Salvatore tuổi thanh niên bắt đầu biết yêu để lọt hình ảnh cô gái xinh đẹp Elena vào ống kính, bài “Childhood and manhood” dội lên. Lúc nhạc dồn lên cao trào thì hình ảnh Elena lại được quay chậm, cùng với ống kính Salvatore dõi theo… tạo nên sự tương phản. Tiếng nhạc như là tiếng lòng của Salvatore, đập rộn ràng và mê mải, trong khi đó ống kính của cậu lại chậm rãi dõi theo bước đi được quay chậm của cô gái. Có lẽ cậu không biết, nhưng số phận đã định trước rằng, người con gái đó không chỉ là giấc mơ thời trai trẻ mà sẽ còn là bóng hình ám ảnh suốt cuộc đời Salvatore.
Trong trường đoạn Salvatore chờ đợi như một cách chứng tỏ tình yêu trước cửa nhà người trong mộng, âm nhạc trở thành vũ khí sắc bén khắc họa tâm trạng nhân vật, tạo cảm xúc và ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người xem. Salvatore đứng đó, dưới hiên nhà bên, nhìn thẳng lên cửa sổ nhà Elena, nhạc dìu dịu như đôi mắt kẻ đang yêu ngước nhìn lên nơi trú ngụ của một nửa trái tim mình. Chàng trai ngu ngơ đâu biết, trái tim cô dường như cũng đã rung động, bởi đằng sau cánh cửa vẫn luôn khép trước mắt chàng là một đôi mắt lén nhìn qua, dõi theo từng ngày chờ đợi của chàng. Như tình yêu mới chớm, lúc này tiếng nhạc vẫn dịu dặt và êm như ru. Nhưng rồi qua những ngày nắng là đêm mưa, qua tháng tư với hè nóng nực là tháng tám… rồi tháng 12 giá lạnh, Salvatore vẫn đứng đó, như thách thức thời gian, như quên đi sợ thờ ơ của cô gái mình yêu. Cho đến ngày cuối cùng của năm, khi người người sum họp với gia đình, khi nhà nhà chuẩn bị đón mừng một năm mới đến… những hy sinh của chàng trai si mê dường như được đáp trả, bởi cuối cùng, cánh cửa nhà nàng cũng bật sáng ánh đèn rồi một cánh tay vươn ra… Salvatore nhắm mắt, miệng mỉm cười, lẩm nhẩm theo tiếng đếm ngược vọng ra vào thời khắc giao thừa… 9… 8… rồi 5… 4… gã tình si mở choàng mắt, hy vọng thấy thiên thần từ trên cao. Nhưng cuộc đời dường như thích trêu ngươi, Salvatore bừng tỉnh bởi cánh cửa kia hé mở chỉ để rồi khép lại, như thách thức, như đùa giỡn trên mối tình vô vọng.
Rồi vang lên tiếng người hò reo, vỗ tay, ở nhà cậu, mọi người cũng đang quây quần nâng ly chúc mừng năm mới, chỉ có Salvatore là mang theo cõi lòng tan nát, cô đơn trở về dưới làn tuyết trắng rơi. Tiếng người cười nói, chúc tụng nhau, pháo hoa bắn lên trời những tia ấm áp và tươi vui, tiếng violon kéo dài, da diết, có phần thê lương, như hòa với tấc lòng khổ đau, tuyệt vọng của Salvatore. Cậu trở về rạp chiếu bóng thân thuộc, âm thầm xé tan những tờ lịch có ghi dấu tháng ngày đợi mong… Ngờ đâu, trong lúc cậu tuyệt vọng nhất, bất ngờ thiên thần bay đến với cậu. Niềm hạnh phúc vỡ òa, họ hôn nhau trong tiếng máy chiếu phim chạy rè rè, tiếng nhạc dội lên réo rắt, như tiếng lòng thơ ngây đang rung lên những nhịp đập yêu thương cháy bỏng, như tình yêu bị dồn nén và khao khát nay bùng lên trong đam mê và hạnh phúc ngập tràn.
Tiếp sau đó, khi nhạc còn mạnh mẽ và tươi vui hơn nữa với khúc cao trào của bài “Childhood and manhood”, cùng tiếng chặt nhành xương rồng Opuntia và tiếng cười khi chia nhau trái xương rồng đỏ mọng của đôi tình nhân trong chuyến dã ngoại… những âm thanh ấy hòa quyện với nhau báo hiệu một tình yêu đẹp vừa nảy nở. Không còn gì say đắm hơn giai điệu và âm thanh khi ấy; không còn gì rực rỡ và tươi thắm hơn màu của nắng, của màu tóc vàng óng ả trong buổi hẹn hò ấy; càng không có gì lung linh hơn mắt của hai kẻ yêu đương ánh lên trong nhau.
Những phim có sự tham gia hợp tác của Morricone thường ngập tràn âm nhạc (ví như “Melena”, “Once upon a time in America”…). Điều đó khiến ta có cảm nhận, dường như không có âm nhạc của Morricone, tự sự của phim không được hoàn chỉnh và còn thiếu sót. Thật không quá khi nói những tác phẩm của ông chính là những món quà đặc biệt kèm theo bộ phim dành cho công chúng, những món quà có khả năng chuyển tải một cách trọn vẹn mọi sắc thái cảm xúc và ý nghĩa câu chuyện của nội dung bộ phim.
Những bài nhạc của ông thường được soạn cho violon và piano, chúng được chơi với nhiều phong cách khác nhau trong từng trường đoạn khác nhau của phim, tạo ra những cảm xúc riêng biệt. Tuy nhiên, có một điểm chung là những bài nhạc ấy vừa ngọt ngào hương tình yêu, niềm hạnh phúc vừa thấm đượm vị đắng cuộc đời… Giống như cảm giác của Salvatore khi đã là một đạo diễn lừng danh, ngồi một mình xem lại đoạn phim được chọn lọc từ những nụ hôn nổi tiếng trích từ phim của ông, do người bạn già đã khuất để lại; trong đó có cái thú vị của một khán giả xem phim, có cả niềm tự hào được nhìn lại đứa con tinh thần của mình, có kí ức tuổi thơ được là khán giả duy nhất xem những cảnh hôn nhau trước khi bị cha cố cắt bỏ, có niềm hạnh phúc tột cùng bởi cảm nhận được tình yêu lớn lao và hy sinh vô bờ bến mà Alfredo dành cho nhưng cũng có nỗi mất mát thầm lặng, có vết hằn của một tình yêu tuyệt vọng khó xóa mờ…
Chỉ vài trường đoạn tiêu biểu như trên, cũng đã thấy được thành công của nhà soạn nhạc Ennio Morricone đóng góp vào thành công chung của bộ phim Cinema Paradiso. Có lẽ vì vậy mà Cinema Paradiso đã đánh dấu một cuộc hợp tác dài lâu giữa nhà soạn nhạc lừng danh Morricone với đạo diễn tài ba Giuseppe Tornatore.
Thông tin thêm về Ennio Morricone:
Ennio Morricone sinh năm 1928 tại Rome trong một gia đình có truyền thống âm nhạc. Cha ông là một người chơi kèn trompet có hạng và từng muốn hướng ông theo con đường này. Trong sự nghiệp của mình, Ennio Morricone đã soạn nhạc cho hơn 500 bộ phim và chương trình truyền hình. Morricone có mối thân thiết và thường hợp tác với các đạo diễn của dòng phim “miền Tây kiểu Ý” (Western Spaghetti) như Sergio Leone, Brian De Palma, Barry Levinson….
Morricone đã được trao 2 giải Grammy Awards, 2 giải Golden Globes, 5 giải Anthony Asquith Awards cho nhạc phim do BAFTA trao từ 1979–1992 and the Polar Music Prize trong năm 2010. Ông cũng được 5 đề cử cho Oscar ở hạng mục nhạc phim hay nhất (1979–2001). Ông được trao Oscar dành cho thành tựu trọn đời vào năm 2007 nhờ những đóng góp to lớn đối với nghệ thuật âm nhạc trong phim.
Morricone thường soạn nhạc cho phim sau khi phim đã được quay hoặc trong giai đoạn hậu kỳ. Ông thường bắt đầu với câu chuyện phim, nhưng đặc biệt là qua trao đổi với đạo diễn. Ông từng nói rằng: Tôi luôn cố gắng tìm hiểu tinh thần của mỗi bộ phim để từ đó suy ngẫm một cách mạch lạc, rõ ràng về âm nhạc. Nếu không có cái “sườn” cố kết ấy, tôi sẽ không thể viết được.
Nguồn: http://goo.gl/azM2E