All roads lead to Rome - Mọi con đường đều dẫn đến Roma

Uchiha_Madara

Nghỉ hưu
Sáng nay, Italy ghi nhận thêm 2.651 ca nhiễm (tổng cộng 15.113) và 189 ca tử vong, số lượng người tử vong do dịch Covid-19 đã tăng lên 1.016 ca. Italy đã chính thức phong tỏa toàn bộ đất nước, nội bất xuất ngoại bất nhập để chống dịch, chống lại cơn khủng hoảng lớn nhất kể từ thế chiến thứ 2.

DSC03109_re.jpg

Đế chế La Mã bắt đầu hùng mạnh từ những năm 300 trước công nguyên đến sau công nguyên, với Nền Cộng Hòa La Mã mà Caesar là người đứng đầu. Sau những cuộc chiến tranh với Carthage (cuộc chiến Punic) và đánh bại Vương quốc Macedonia cùng Đế chế Seleucid, La Mã trở thành ông chủ của vùng Địa Trung Hải.

All roads lead to Rome - Mọi con đường đều dẫn đến Roma, bắt nguồn từ việc hoàng đế Caesar Augustus cho dựng một "Cột mốc số 0" bằng vàng ròng ở Roma dùng để đo khoảng cách đến mọi nơi trên Đế Quốc La Mã. Sau này, khi La Mã chia tách thành 2, Đế Chế Tây La Mã và Đế Chế Đông La Mã, Constantinus Đại Đế đổi tên Byzantium thành Constantinopolis (Istabul ngày nay), trở thành Tân Đô của Đế Chế Đông La Mã (Nova Roma). Học theo Augustus, Constantinus cũng cho dựng cột mốc số 0 và khắc lên đó dòng chữ "All roads lead to Rome", cột mốc này hiện vẫn còn ở Istabul, trong khi cột mốc ở Roma đã bị phá hủy.

DSC03637_re.jpg

Ấn tượng của tôi đối với La Mã từ trước tới nay chắc chỉ gói gọn trong những cảnh đồi trụy của phim Spartacus và Caligula (1979). Bộ phim Caligula có thể nói là phim đỉnh cao nhất của đạo diễn phim người lớn (erotic) huyền thoại Tinto Brass, phim tập hợp cực kỳ nhiều mỹ nữ xinh đẹp, bao gồm 20 mỹ nhân từng lên bìa tạp chí Penthouse, và cả nữ diễn viên đạt giải Oscar, Helen Mirren. Bộ phim đề cập cực kì chân thật (chứ không hề bịa đặt) sự phóng túng trong văn hóa tình dục của La Mã dưới thời Caligula (tức hoàng đế Julius Caesar). Caligula (1979) thực sự là một "dị biệt" của điện ảnh thế giới, khi có cả nghệ thuật lẫn khiêu dâm trong một phim mainstream (chính thống).

Tôi đến Roma vào một ngày nắng đẹp, dù chỉ ở đôi ba ngày nhưng cũng đủ cảm nhận được không khí đặc quánh tàn tích lịch sử nơi đây, cảm nhận được con người, cảm nhận được phong cách sống. Người Ý, từ lâu đã ngủ quên trên lịch sử huy hoàng của Đế Chế La Mã, dù nó đã kết thúc vào năm 1453 bởi cuộc xâm lược của Đế Chế Ottoman (Thổ Nhỉ Kỳ). Người Ý từ mấy trăm năm nay đã không còn giữ được khí phách xưa cũ, người Ý giờ nổi tiếng với Mafia hơn, người Ý sống nhờ dĩ vãng.

Trong những năm gần đây, Italy còn bị "xâm lược" mạnh mẽ bởi Trung Quốc. Italy chính là nước châu Âu có đông người TQ sang làm việc nhất. Những sản phẩm "made in Italy" giờ có thêm bàn tay của người Tàu, họ sang Ý mở xưởng, mua lại các công ty, mua lại các thương hiệu, rồi đem dân Tàu qua làm việc để giảm chi phí sản xuất. Đồ của Ý, trừ những nhãn siêu sang, bây giờ không còn được trọng vọng nữa, nó ngang với đồ Tàu, do bị Tàu hóa.

DSC03591_re.jpg

Người Ý lãng đãng và chính quyền thì quan liêu. Ai tới đất nước này đều cảm nhận được điều đó, họ quan liêu một cách rất nhiệt thành, có lẽ, sự quan liêu của chính quyền Ý chỉ có các nước CS mới so sánh nổi.

Với việc Tàu sang quá đông, chính quyền quan liêu phản ứng chậm và thiếu chính xác, đại dịch do virus Corona bắt nguồn ở Vũ Hán tràn sang Ý đầu tiên và lan rộng không thể kiểm soát là điều dễ hiểu. Chỉ cầu mong cơn ác mộng này của người Ý sớm chấm dứt, để Đế Chế La Mã tiếp tục vang vọng, để "Thành phố Vĩnh hằng" tiếp tục chào đón du khách, chào đón người mộ đạo đến Vatican.

ps: hình chụp trong lần đến Roma năm trước, bằng #Sony #A7R3.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

vutnsolano

Active Member
Trước đọc Những người thích đùa của Azit Nexin nói về tính quan liêu của Thổ Nhĩ Kỳ từ những năm 80 của thế kỷ trước. Hóa ra Ý cũng vậy hay do Ý ở gần Thổ quá chăng ? :D
 

Shangri-La

Well-Known Member
Chính quyền lãng đãng thì đúng hơn là quan liêu, vì đất nước họ sống trong bình yên và thanh bình quá lâu, chính vì thế mà họ trở thành con mồi cho con gà Tàu.
À ha, nhớ cái hồi lâu lắm, tải phim bộ phim Spartacus về xem, cứ tưởng là một bộ phim thuần túy về một thủ lĩnh nô lệ, thế là mở ra xem chẳng cảnh giác gì. Ôi thôi, mới có vài phút đầu tiên mà âm thanh, hình ảnh cứ phập phồng lồ lộ ra, làm lão nạp cuống cuồng tắt đi rồi đem vào phòng ngủ xem một mình. Hú hồn, nhưng thích.
 

dopods300

Active Member
Chính quyền lãng đãng thì đúng hơn là quan liêu, vì đất nước họ sống trong bình yên và thanh bình quá lâu, chính vì thế mà họ trở thành con mồi cho con gà Tàu.
À ha, nhớ cái hồi lâu lắm, tải phim bộ phim Spartacus về xem, cứ tưởng là một bộ phim thuần túy về một thủ lĩnh nô lệ, thế là mở ra xem chẳng cảnh giác gì. Ôi thôi, mới có vài phút đầu tiên mà âm thanh, hình ảnh cứ phập phồng lồ lộ ra, làm lão nạp cuống cuồng tắt đi rồi đem vào phòng ngủ xem một mình. Hú hồn, nhưng thích.

Năm 2013 em cũng giống sư phụ, xem thích thật :rolleyes:
 

powerhdd

Member
Người Ý không có lỗi, người Tàu cũng không có lỗi. Lỗi là do thế giới phẳng và sự thuận tiện khi hàng không phát triển và dân đi tự do hơn.

Vậy cái lỗi gì ở đây, chẳng ai có lỗi, đây là xu thế của phát triển nhân loại. Kẻ mạnh sẽ vượt qua
 

thinhlq.xb

Active Member
Chính quyền lãng đãng thì đúng hơn là quan liêu, vì đất nước họ sống trong bình yên và thanh bình quá lâu, chính vì thế mà họ trở thành con mồi cho con gà Tàu.
À ha, nhớ cái hồi lâu lắm, tải phim bộ phim Spartacus về xem, cứ tưởng là một bộ phim thuần túy về một thủ lĩnh nô lệ, thế là mở ra xem chẳng cảnh giác gì. Ôi thôi, mới có vài phút đầu tiên mà âm thanh, hình ảnh cứ phập phồng lồ lộ ra, làm lão nạp cuống cuồng tắt đi rồi đem vào phòng ngủ xem một mình. Hú hồn, nhưng thích.
Hehe, sau bài này thì lượng search của 2 phim Spartacus và Caligula tăng đột biến mà Google không lý giải được :D

Nhờ có hai bác mà em biết đấy, để em search rồi down về xem. Háo hức quá :D :D
 

trongdat99

Member
Bây giờ Ý mới muộn màng phòng chống thì cũng quá muộn không biết có tình trạng phong toả rồi bị vỡ hàng rào không nữa @@
 
Bên trên