Đây là kết luận của nghiên cứu "Good Games Don't Die" của Atomik Research thực hiện, sau khi phỏng vấn 500 nhà phát triển game di động tại Mỹ và Anh.
Tâm điểm của nghiên cứu nằm ở việc 83% tổng số trò chơi di động phát hành không thể tồn tại trên thị trường sau 3 năm, doanh thu không đủ để bù đắp chi phí hoạt động, khiến cho các công ty phải đóng cửa sản phẩm để chú trọng vào những trò chơi khác. Các con số khác cũng phản ánh sự khắc nghiệt của thị trường game di động, 43% các dự án game bị xem là không có triển vọng kinh doanh và không thể kiếm lời, nên đã bị hủy ngay từ khi còn ở giai đoạn phát triển, thậm chí không được ra mắt.
Thông tin đáng chú ý khác là 76% tổng số trò chơi di động đạt doanh thu cao nhất trong năm đầu tiên phát hành. Nhưng chỉ có 4% duy trì được mức doanh thu tương tự trong năm thứ hai.
Nhìn vào top 10 game mobile có doanh thu cao nhất mọi thời đại, chúng đều có một điểm chung: Game miễn phí chơi, và người chơi có thể mua vật phẩm ảo bằng tiền thật.
Nghiên cứu của Atomik Research phát hiện ra, hơn một nửa số nhà phát triển game mobile ở Anh và Mỹ kinh doanh theo kiểu live service, nhưng 38% trong số đó không cập nhật nội dung đều đặn cho những trò chơi của họ, không giống như PUBG Mobile hay Liên Quân, mùa mới là có nội dung mới, skin nhân vật chẳng hạn.
Gọi là “ăn xổi” thì không đến mức, nhưng chỉ có 5% tổng số game mobile được hãng game vận hành sau 7 năm phát hành.
Những con số này phản ánh một thực tế khó khăn trên thị trường game di động, với cơ hội thành công trở nên hiếm hoi hơn. Tuy vậy, 78% nhà phát triển vẫn sẵn lòng tham gia vào các dự án game mới. Một phần ba số người được hỏi trong khảo sát cho biết lo ngại về khả năng không thành công là lý do chính khiến ngành công nghiệp game di động chưa thể mang đến trải nghiệm và sáng tạo mới trong cách chơi game. Hiện tại, thị trường game di động chủ yếu đề cao các thể loại như MOBA, FPS, hoặc game nhập vai kết hợp với hình thức gacha.
Cũng là câu chuyện khó khăn và cạnh tranh trong ngành game mobile, 2/3 tổng số nhà phát triển game được hỏi cho biết đã phải cắt giảm nhân sự, cắt giảm kinh phí và thu nhỏ quy mô studio. Có thể nói, báo cáo này giống như một cảnh báo thực tế ngành ứng dụng di động nói chung và game mobile nói riêng. Cả sự cạnh tranh khốc liệt lẫn tình hình kinh tế vĩ mô ảm đạm đang khiến doanh thu thì ít, chi phí phát triển và vận hành game thì cao.
Tâm điểm của nghiên cứu nằm ở việc 83% tổng số trò chơi di động phát hành không thể tồn tại trên thị trường sau 3 năm, doanh thu không đủ để bù đắp chi phí hoạt động, khiến cho các công ty phải đóng cửa sản phẩm để chú trọng vào những trò chơi khác. Các con số khác cũng phản ánh sự khắc nghiệt của thị trường game di động, 43% các dự án game bị xem là không có triển vọng kinh doanh và không thể kiếm lời, nên đã bị hủy ngay từ khi còn ở giai đoạn phát triển, thậm chí không được ra mắt.
Thông tin đáng chú ý khác là 76% tổng số trò chơi di động đạt doanh thu cao nhất trong năm đầu tiên phát hành. Nhưng chỉ có 4% duy trì được mức doanh thu tương tự trong năm thứ hai.
Nhìn vào top 10 game mobile có doanh thu cao nhất mọi thời đại, chúng đều có một điểm chung: Game miễn phí chơi, và người chơi có thể mua vật phẩm ảo bằng tiền thật.
Nghiên cứu của Atomik Research phát hiện ra, hơn một nửa số nhà phát triển game mobile ở Anh và Mỹ kinh doanh theo kiểu live service, nhưng 38% trong số đó không cập nhật nội dung đều đặn cho những trò chơi của họ, không giống như PUBG Mobile hay Liên Quân, mùa mới là có nội dung mới, skin nhân vật chẳng hạn.
Gọi là “ăn xổi” thì không đến mức, nhưng chỉ có 5% tổng số game mobile được hãng game vận hành sau 7 năm phát hành.
Những con số này phản ánh một thực tế khó khăn trên thị trường game di động, với cơ hội thành công trở nên hiếm hoi hơn. Tuy vậy, 78% nhà phát triển vẫn sẵn lòng tham gia vào các dự án game mới. Một phần ba số người được hỏi trong khảo sát cho biết lo ngại về khả năng không thành công là lý do chính khiến ngành công nghiệp game di động chưa thể mang đến trải nghiệm và sáng tạo mới trong cách chơi game. Hiện tại, thị trường game di động chủ yếu đề cao các thể loại như MOBA, FPS, hoặc game nhập vai kết hợp với hình thức gacha.
Cũng là câu chuyện khó khăn và cạnh tranh trong ngành game mobile, 2/3 tổng số nhà phát triển game được hỏi cho biết đã phải cắt giảm nhân sự, cắt giảm kinh phí và thu nhỏ quy mô studio. Có thể nói, báo cáo này giống như một cảnh báo thực tế ngành ứng dụng di động nói chung và game mobile nói riêng. Cả sự cạnh tranh khốc liệt lẫn tình hình kinh tế vĩ mô ảm đạm đang khiến doanh thu thì ít, chi phí phát triển và vận hành game thì cao.
Theo VN review