8 đầu đĩa than vintage bình dân bạn không nên bỏ qua (Phần I)

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Trong khi các đầu đĩa than thế hệ mới có giá thành khá cao thì turntable vintage được xem là một khoản đầu tư tối ưu và có giá trị sưu tầm.

hd.jpg


Cho dù các kỹ thuật nguồn phát digital có phát triển đến đâu thì một điều chắc chắn rằng định dạng LP vẫn mãi tồn tại trong ngành công nghiệp hi-fi audio. Phần mềm, tức nguồn đĩa vinyl không còn là vấn đề bận tâm, bởi số lượng lẫn nội dung đĩa LP được nhập về Việt Nam ngày càng nhiều, ngoài ra còn phải kể đế các LP Việt ra mắt thường xuyên hơn. Dưới đây là danh sách 8 đầu đĩa than (phần I) mà Nghe Nhìn Việt Nam chúng tôi đã tổng hợp:

Technics SL-1200

Technics SL-1200 là một trong những cái tên đầu tiên dành cho những ai “tập tành” LP với ưu điểm hoạt động ổn định, sử dụng công nghệ direct drive, cho tiếng bass rất tốt. Turntable SL-1200 ra đời vào giữa nhưng năm 70, được sản xuất tại nhà máy Matsushita dưới thương hiệu Technics.

t1_dwnk.jpg


Đây là sản phẩm thay thế cho model SL-1100, ngoài SL-1200, Technics cũng đồng thời sản xuất mẫu SL-120 với thiết kế hoàn toàn giống nhau nhưng không tích hợp cần tay (tonearm). Điểm mạnh về công nghệ của mâm SL-1200 chính là bộ truyền động công nghệ direct drive, hiện được nhiều nhà sản xuất đầu đĩa than sử dụng lại trong các thiết kế mới nhất của mình như VPI Classic Direct Drive. Technics SL-1200 có đặc điểm kỹ thuật đặc biệt đó là sử dụng mâm quay như một phần của bộ motor thay vì chỉ định bằng lực từ hoặc ốc vít, thiết kế này giúp hạn chế những truyền động gây ra giữa motor/trục quay/mầm so với công nghệ belt drive (truyền động qua dây cuaro).

t2_ibws.jpg


Điều mà chính bản thân tôi cũng rất thích thú với mâm Technics SL-1200 là bạn có thể tự mod hoặc nâng cấp gần như tất cả mọi chi tiết kỹ thuật bên trong SL-1200 từ đóng plinth gỗ, thay cần tay, tối ưu motor… cho đến gắn nguồn rời bên ngoài.
Giá tham khảo: xấp xỉ 400USD

NAD 533

Nếu bạn đang sở hữu một hệ thống âm thanh toàn những thiết bị đời mới và không thể chọn cho mình những mâm đĩa quá “cổ lỗ” thì NAD 533 là một ứng viên sáng giá.

n3_pkxb.jpg


Nổi tiếng ở mảng khuếch đại, đầu đọc digital, nhưng NAD Electronics cũng có những mâm đĩa than bất khả chiến bại trong tầm giá. Mâm 533 là thiết kế được NAD đặt hàng từ hãng Rega, cũng chính là phiên bản giá rẻ của Rega Planar 2. Nặng 5kg, NAD 533 có thiết kế theo phong cách minimalist tối giản, tông đen với các đương nét gọn gàng, chân đế và mâm quay mỏng, dây cuaro bố trí ẩn bên dưới. Mâm sử dụng công nghệ truyền động belt-drive, chân đế làm từ MDF mật độ cao được xử lý để có cộng hưởng nội thấp, hạn chế tối đa rung động làm ảnh hưởng đến hệ thống quay. Ngoài ra, hãng cũng thiết kế thêm bộ 3 chân đế bằng cao su đặc biệt hấp thu và triệt các rung chấn của môi trường ngoài.

n2_lmkk.jpg


NAD 533 đi kèm với tonearm là một phiên bản sản xuất OEM theo mẫu cần tay Rega RB250 cùng cartrdige Goldring Elektra. Tonearm NAD 533 được đúc áp lực nguyên khối nhôm với ưu điểm có cộng hưởng nội cực thấp tích hợp công nghệ chống trượt từ tính.
Giá tham khảo: ~150USD

Rega Planar 3

Là tiền thân của những mâm đĩa than nổi tiếng trong tầm giá bình dân của Rega như P3, RP3…, Planar 3 lần đầu tiên xuất thiện vào tháng 6/1977 và tận cho đến ngày hôm nay, đầu turntable này vẫn được đánh giá là một trong những thiết kế tham chiếu trong phân khúc đầu đĩa than tầm trung.

r1_vweb.jpg


Với đặc tính âm thanh có sân khấu rộng mở, chi tiết, độ động cao, dải trầm dứt khoát… Rega Planar 3 là một trong thiết kế mâm phổ biến nhất trên thế giới, chủ sở hữu thường rất trung thành với model này và thường chỉ có thể dứt bỏ Planar 3 khi nâng cấp lên những model turntable thật sự có giá trị cao gấp vài chục lần.

r3_piic.jpg


Thiết kế Regar Planar 3 gần như đi ngược với những đầu đĩa than thời đó, thay vì chọn ngoại hình to, nặng để chống rung cho toàn bộ mâm, thì Rega lại rút gọn đến mức tối đa chân đế, mâm quay cũng như các chi tiết khác bởi hãng cho rằng, trọng lượng càng nhẹ, thiết kế càng tối giản đồng nghĩa năng lượng dự trữ bên trong thiết bị càng thấp và khi năng lượng lưu lại trên các thành phần cấu tạo càng nhỏ, năng lượng âm học giải phóng theo hướng tỉ lệ nghịch.

r5_gmbm.jpg


Rega Planar 3 không có thân đế mỏng, sử dụng công nghệ belt-drive nhưng không kéo trực tiếp lên mâm quay mà sử dụng một mâm phụ gắn cố định với chân đế. Một điều lưu ý khi chọn Rega Planar 3 là mâm phải đi kèm với cần tay RB300.
Giá tham khảo: ~300USD

Michell Engineering Focus One

Tất cả những mâm Michell Enginerring cổ nều còn “lành lặng” đều đáng mua và sưu tầm, bởi chúng được thiết kế rất tinh tế, kỹ thuật gia công với các chi tiết cơ khí tỉ mỉ và chất âm cũng tương đồng với sự chăm chút của nhà thiết kế nổi tiếng John Michell. Focus One là dự án mâm giá rẻ của Michell Engineeing nhằm mở rộng khách hàng trong những năm cuối 70 đầu 80.

m1_iiqi.jpg


So với những mâm vintage cùng tầm giá, ngoại hình tinh tế, là ưu điểm đáng kể của mâm Michell Engineering Focus One. So với đầu đĩa than huyền thoại Hydraulic Reference, Focus One có nhiều kỹ thuật tối giản, phần đế được thu nhỏ, toàn bộ mâm được treo động trên hệ thống chân lò xo. Mâm platter được chế tạo từ vật liệu nhôm, kéo bằng dây cuaro qua hệ thống belt-drive.

m2_dohw.jpg


Chất lượng trình diễn của Focus One khó có điểm để chê tuy nhiên số lượng sản xuất ít ỏi nên rất khó có thể mua và sở hữu chiếc turntable này với mức giá hợp lý. Hiện tại Michell Engineering vẫn đều đặn nhận phục hồi và nâng cấp những đời mâm cổ của hãng như: Hydraulic Reference, Prisma, Syncro, Focus One, Focus One S, GyroDec, Syncro…

Giá tham khảo: ~500USD

Theo Nghe Nhìn​
 
Bên trên