terabyte
Banned
Mặc dù chuẩn bị bán ra tại thị trường Nhật vào ngày 5/12, tức là chỉ chưa đầy 24 giờ nữa, những thông tin về chiếc máy ảnh không gương lật Sony Alpha A7 II vẫn liên tục gây xôn xao trong cộng đồng nhiếp ảnh. Sau đây là 7 điều mà mới được hé lộ về chiếc máy ảnh này từ trang web Newsshooter:
1/ Các ống kính ngàm A bao gồm 16mm f2.8 fisheye (ống mắt cá), 20mm f2.8, 28mm f2.8 và 500mm f8 khi sử dụng trên A7 II thông qua ngàm chuyển sẽ chỉ hỗ trợ chống rung 3 trục.
Ống mắt cá Sony 16mm f/2.8 chỉ được chống rung 3 trục khi sử dụng trên Alpha A7 II
Đây có lẽ là một tin không vui đối với những người đang sở hữu các ống kính trên. Hơn thế nữa, các ống kính trên còn nằm trong khoảng tiêu cự khá đặc biệt mà hiện tại không có ống kính ngàm FE nào sở hữu, khiến nó trở thành tâm điểm cho những nhiếp ảnh gia hướng đến việc tạo ra các bức ảnh đặc biệt. Bên cạnh đó, điều này cũng đưa ra nghi vấn về việc ngay cả ống kính ngàm A do Sony chính thức hỗ trợ cũng gặp hạn chế thì điều gì sẽ xảy ra đối với các ống kính từ hãng thứ 3 sử dụng ngàm chuyển? Liệu nó có thể tận dụng hết hệ thống chống rung 5 trục của A7 II hay chỉ được 3 trục như các ống ngàm A trên?
2/ Với những ống kính từ hãng thứ 3 không có liên kết điện tử với Alpha A7 II, bạn có thể tự thiết lập tiêu cự trong menu để tối ưu hóa hiệu quả của hệ thống chống rung. Newsshooter cho biết họ được khuyến kích là nên thiết lập tiêu cự gần nhất so với tiêu cự đang sử dụng – mặc dù Newsshooter cũng không hiểu rằng bạn nên làm gì khi sử dụng các ống zoom lấy nét tay.
Người dùng có thể tự thiết lập tiêu cự cho hệ thống chống rung 5 trục khi sử dụng các ống kính từ hãng thứ 3
Trước đó, chúng ta cũng đã có nhiều thông tin về việc kết hợp hệ thống chống rung 5 trục của A7 II với các ống kính của hãng thứ 3. Giờ đây mọi chuyện trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Nếu bạn dùng ống 50 mm thì có thể thiết lập cho hê thống chống rung ở mức 50mm. Đối với ống prime (tiêu cự cố định) thì đơn giản rồi, tuy nhiên vấn đề đặt ra là chúng ta sẽ phải làm gì khi sử dụng các ống zoom (tiêu cự có thể thay đổi). Nếu mỗi lần thay đổi tiêu cự mà phải thiết lập lại thì rõ ràng là khá phiền mức, cơ mà do ống kính không có bất kỳ liên lạc gì với máy nên cũng khó có thể nghĩ rằng A77 lại có khả năng tự động điều chỉnh hệ thống chống rung cho phù hợp với tiêu cự. Chúng ta có lẽ phải chờ khi Sony chính thức bán ra A7 II để biết được câu trả lời.
3/ Thay đổi tiêu cự được thiết lập có thể được gán cho các nút tùy chọn (C1, C2,…) để giúp thao tác nhanh hơn. Sony cho biết hệ thống chống rung có thể hoạt động tốt với các ống kính từ hãng thứ 3, tuy nhiên không có gì bảo đảm điều này.
Các nút C1 và C2 có thể thiết lập để chuyển nhanh tiêu cự hữu dụng của hệ thống chống rung
Các nút tùy chọn C trên A7 II hứa hẹn sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho những người thích sử dụng ống kính từ hãng thứ 3. Bạn có thể thiết lập nó để có thể nhanh chóng sử dụng các ống kính mà mình đem theo mà không cần phải vào bên trong menu của máy, vốn có thiết kế được cho là không mấy thân thiện của Sony. Ngoài ra, đây cũng có thể là giải pháp khi sử dụng các ống zoom lấy nét tay, tuy nhiên có lẽ sẽ phải tốn khá nhiều thời gian để làm quen, đặc biệt là với những người bắt đầu chơi từ máy ảnh kỹ thuật số vốn quá quen với 2 chữ "tự động".
4/ Sony chỉ ra rằng khả năng xoay trong hệ thống chống rung 5 trục hứa hẹn sẽ hữu ích nhất đối với những người dùng A7 II để quay phim. Khi vừa chạy vừa quay, đây là chuyển động khó chống rung nhất.
A7 II không chỉ là một chiếc máy ảnh FullFrame với khả năng chụp hình được đánh giá cao mà cũng như nhiều máy ảnh từ Sony, nó cũng được xem là một thiết bị quay video chất lượng tốt. Điều may mắn là hê thống chống rung của máy không chỉ hoạt động khi chụp hình mà cả quay video. Triệt tiêu sự rung lắc khi vừa chạy vừa quay chính là một trong những bổ sung đáng giá trong A7 II đối với các những người quay phim chuyên nghiệp.
5/ Một điểm cộng của hệ thống chống rung 5 trục là cảm biến có thể dịch chuyển được, cải thiện khả năng tự làm sạch của camera vì giờ đây nó có thể lắc để làm rớt bụi khỏi cảm biến.
Ngoài tự làm sạch bằng cách rung, cảm biến của A7 II còn có thể lắc để tránh bị bám bụi
Đối với các máy thông thường có cảm biến đặt cố định, các hãng thường phải sử dụng công nghệ sóng siêu âm (ultrasonic), hay nói một cách đơn giản là rung cảm biến với tầng số cao, để làm các hạt bụi rơi khỏi bề mặt cảm biến. Hiệu quả của phương pháp này là tương đối tốt, tuy nhiên vẫn có không ít trường hợp các hạt bụi cứng đầu không chịu đầu hàng. Với hệ thống chống rung của mình, A7 II đem thêm một phương pháp khác là lắc cả cảm biến. Dĩ nhiên, thực tế hiệu quả của nó ra sao thì chúng ta chưa thể kiểm chứng được, nhưng có thêm giải pháp luôn luôn là điều tốt. Cũng cần phải nhắc lại là khác các máy DSLR, cảm biến của máy ảnh không gương lật như A7 II nằm lộ ra ngoài chứ không được kính lật che lại. Điều này khiến nó rất dễ bị bụi bám vào trong quá trình thay ống kính.
6/ Alpha A7 II sử dụng cùng một loại cảm biến với A7, nhưng có một số cải tiến về cách mà nó xử lý các dữ liệu nên chất lượng hình ảnh có thể được cải thiện.
Dùng chung cảm biến với A7 nhưng A7 II được hứa hẹn sẽ đem lại chất lượng hình ảnh tốt hơn
Đây thật sự cũng không phải là điều bất ngờ. Ngay từ khi thông số kỹ thuật 24.3 MP của Sony A7 II được công bố, hầu hết giới nhiếp ảnh đều cho rằng Sony vẫn sử dụng cùng một loại cảm biến. Mặc dù không ấn tượng như cảm biến 36 MP trên A7R hay Nikon D810, 24 MP vẫn đáp ứng tốt yêu cầu của một số nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, và chất lượng hình ảnh mà A7 cho ra cũng được nhiều trang uy tín đánh giá cao (ít nhất là khi chụp ở chế độ RAW). Việc cải thiện cách cảm biến xử lý dữ liệu hứa hẹn sẽ tăng chất lượng hình ảnh lên đôi chút, nhưng chúng ta cũng không nên mong đợi gì nhiều.
7/ ISO thấp nhất của A7 II khi quay phim ở chế độ S-log 2 là 1600 so với 3200 trên A7S
A7 II hứa hẹn sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời cho các nhà quay phim chuyên nghiệp
S-LOG2 là một chế độ ghi hình đặc biệt của các máy ảnh Sony. Mặc dù không hẳn là dữ liệu dạng RAW (thô), chế độ hình ảnh này vẫn cho phép người quay có thể chỉnh màu một cách dễ dàng không kém với dynamic range (dải động của màu sắc) cực cao. Vấn đề ở chỗ, để có được mức dynamic range cao như mong đợi, các kỹ sư của Sony buộc người dùng phải quay ở mức ISO rất cao, điển hình là từ 3200 trở lên ở A7S. Nếu quay trong điều kiện thiếu sáng thì có lẽ không vấn đề gì, tuy nhiên khi ra ngoài trời ban ngày thì bạn sẽ buộc phải dùng các tấm lọc ND để cắt bớt ánh sáng đến cảm biến, nói chung là cũng khá bất tiện. ISO tối thiểu 1600 của A7 II giúp người dùng thoải mái hơn khi sử dụng chế độ S-log 2.
1/ Các ống kính ngàm A bao gồm 16mm f2.8 fisheye (ống mắt cá), 20mm f2.8, 28mm f2.8 và 500mm f8 khi sử dụng trên A7 II thông qua ngàm chuyển sẽ chỉ hỗ trợ chống rung 3 trục.
Ống mắt cá Sony 16mm f/2.8 chỉ được chống rung 3 trục khi sử dụng trên Alpha A7 II
Đây có lẽ là một tin không vui đối với những người đang sở hữu các ống kính trên. Hơn thế nữa, các ống kính trên còn nằm trong khoảng tiêu cự khá đặc biệt mà hiện tại không có ống kính ngàm FE nào sở hữu, khiến nó trở thành tâm điểm cho những nhiếp ảnh gia hướng đến việc tạo ra các bức ảnh đặc biệt. Bên cạnh đó, điều này cũng đưa ra nghi vấn về việc ngay cả ống kính ngàm A do Sony chính thức hỗ trợ cũng gặp hạn chế thì điều gì sẽ xảy ra đối với các ống kính từ hãng thứ 3 sử dụng ngàm chuyển? Liệu nó có thể tận dụng hết hệ thống chống rung 5 trục của A7 II hay chỉ được 3 trục như các ống ngàm A trên?
2/ Với những ống kính từ hãng thứ 3 không có liên kết điện tử với Alpha A7 II, bạn có thể tự thiết lập tiêu cự trong menu để tối ưu hóa hiệu quả của hệ thống chống rung. Newsshooter cho biết họ được khuyến kích là nên thiết lập tiêu cự gần nhất so với tiêu cự đang sử dụng – mặc dù Newsshooter cũng không hiểu rằng bạn nên làm gì khi sử dụng các ống zoom lấy nét tay.
Người dùng có thể tự thiết lập tiêu cự cho hệ thống chống rung 5 trục khi sử dụng các ống kính từ hãng thứ 3
Trước đó, chúng ta cũng đã có nhiều thông tin về việc kết hợp hệ thống chống rung 5 trục của A7 II với các ống kính của hãng thứ 3. Giờ đây mọi chuyện trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Nếu bạn dùng ống 50 mm thì có thể thiết lập cho hê thống chống rung ở mức 50mm. Đối với ống prime (tiêu cự cố định) thì đơn giản rồi, tuy nhiên vấn đề đặt ra là chúng ta sẽ phải làm gì khi sử dụng các ống zoom (tiêu cự có thể thay đổi). Nếu mỗi lần thay đổi tiêu cự mà phải thiết lập lại thì rõ ràng là khá phiền mức, cơ mà do ống kính không có bất kỳ liên lạc gì với máy nên cũng khó có thể nghĩ rằng A77 lại có khả năng tự động điều chỉnh hệ thống chống rung cho phù hợp với tiêu cự. Chúng ta có lẽ phải chờ khi Sony chính thức bán ra A7 II để biết được câu trả lời.
3/ Thay đổi tiêu cự được thiết lập có thể được gán cho các nút tùy chọn (C1, C2,…) để giúp thao tác nhanh hơn. Sony cho biết hệ thống chống rung có thể hoạt động tốt với các ống kính từ hãng thứ 3, tuy nhiên không có gì bảo đảm điều này.
Các nút C1 và C2 có thể thiết lập để chuyển nhanh tiêu cự hữu dụng của hệ thống chống rung
Các nút tùy chọn C trên A7 II hứa hẹn sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho những người thích sử dụng ống kính từ hãng thứ 3. Bạn có thể thiết lập nó để có thể nhanh chóng sử dụng các ống kính mà mình đem theo mà không cần phải vào bên trong menu của máy, vốn có thiết kế được cho là không mấy thân thiện của Sony. Ngoài ra, đây cũng có thể là giải pháp khi sử dụng các ống zoom lấy nét tay, tuy nhiên có lẽ sẽ phải tốn khá nhiều thời gian để làm quen, đặc biệt là với những người bắt đầu chơi từ máy ảnh kỹ thuật số vốn quá quen với 2 chữ "tự động".
4/ Sony chỉ ra rằng khả năng xoay trong hệ thống chống rung 5 trục hứa hẹn sẽ hữu ích nhất đối với những người dùng A7 II để quay phim. Khi vừa chạy vừa quay, đây là chuyển động khó chống rung nhất.
Khả năng xoay cảm biến của A7 II sẽ rất hữu ích khi chống rung cho video
A7 II không chỉ là một chiếc máy ảnh FullFrame với khả năng chụp hình được đánh giá cao mà cũng như nhiều máy ảnh từ Sony, nó cũng được xem là một thiết bị quay video chất lượng tốt. Điều may mắn là hê thống chống rung của máy không chỉ hoạt động khi chụp hình mà cả quay video. Triệt tiêu sự rung lắc khi vừa chạy vừa quay chính là một trong những bổ sung đáng giá trong A7 II đối với các những người quay phim chuyên nghiệp.
5/ Một điểm cộng của hệ thống chống rung 5 trục là cảm biến có thể dịch chuyển được, cải thiện khả năng tự làm sạch của camera vì giờ đây nó có thể lắc để làm rớt bụi khỏi cảm biến.
Ngoài tự làm sạch bằng cách rung, cảm biến của A7 II còn có thể lắc để tránh bị bám bụi
Đối với các máy thông thường có cảm biến đặt cố định, các hãng thường phải sử dụng công nghệ sóng siêu âm (ultrasonic), hay nói một cách đơn giản là rung cảm biến với tầng số cao, để làm các hạt bụi rơi khỏi bề mặt cảm biến. Hiệu quả của phương pháp này là tương đối tốt, tuy nhiên vẫn có không ít trường hợp các hạt bụi cứng đầu không chịu đầu hàng. Với hệ thống chống rung của mình, A7 II đem thêm một phương pháp khác là lắc cả cảm biến. Dĩ nhiên, thực tế hiệu quả của nó ra sao thì chúng ta chưa thể kiểm chứng được, nhưng có thêm giải pháp luôn luôn là điều tốt. Cũng cần phải nhắc lại là khác các máy DSLR, cảm biến của máy ảnh không gương lật như A7 II nằm lộ ra ngoài chứ không được kính lật che lại. Điều này khiến nó rất dễ bị bụi bám vào trong quá trình thay ống kính.
6/ Alpha A7 II sử dụng cùng một loại cảm biến với A7, nhưng có một số cải tiến về cách mà nó xử lý các dữ liệu nên chất lượng hình ảnh có thể được cải thiện.
Dùng chung cảm biến với A7 nhưng A7 II được hứa hẹn sẽ đem lại chất lượng hình ảnh tốt hơn
Đây thật sự cũng không phải là điều bất ngờ. Ngay từ khi thông số kỹ thuật 24.3 MP của Sony A7 II được công bố, hầu hết giới nhiếp ảnh đều cho rằng Sony vẫn sử dụng cùng một loại cảm biến. Mặc dù không ấn tượng như cảm biến 36 MP trên A7R hay Nikon D810, 24 MP vẫn đáp ứng tốt yêu cầu của một số nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, và chất lượng hình ảnh mà A7 cho ra cũng được nhiều trang uy tín đánh giá cao (ít nhất là khi chụp ở chế độ RAW). Việc cải thiện cách cảm biến xử lý dữ liệu hứa hẹn sẽ tăng chất lượng hình ảnh lên đôi chút, nhưng chúng ta cũng không nên mong đợi gì nhiều.
7/ ISO thấp nhất của A7 II khi quay phim ở chế độ S-log 2 là 1600 so với 3200 trên A7S
A7 II hứa hẹn sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời cho các nhà quay phim chuyên nghiệp
S-LOG2 là một chế độ ghi hình đặc biệt của các máy ảnh Sony. Mặc dù không hẳn là dữ liệu dạng RAW (thô), chế độ hình ảnh này vẫn cho phép người quay có thể chỉnh màu một cách dễ dàng không kém với dynamic range (dải động của màu sắc) cực cao. Vấn đề ở chỗ, để có được mức dynamic range cao như mong đợi, các kỹ sư của Sony buộc người dùng phải quay ở mức ISO rất cao, điển hình là từ 3200 trở lên ở A7S. Nếu quay trong điều kiện thiếu sáng thì có lẽ không vấn đề gì, tuy nhiên khi ra ngoài trời ban ngày thì bạn sẽ buộc phải dùng các tấm lọc ND để cắt bớt ánh sáng đến cảm biến, nói chung là cũng khá bất tiện. ISO tối thiểu 1600 của A7 II giúp người dùng thoải mái hơn khi sử dụng chế độ S-log 2.
Lê Tú