Đều đặn mỗi năm, chúng ta lại được nghe thông tin về một mẫu điện thoại chơi game mới sắp ra mắt thị trường, được tung hô là chiếc điện thoại Android mạnh nhất thế giới. Năm 2022 này, danh hiệu đó thuộc về ROG Phone 6 Pro, chiếc điện thoại mà bất kỳ game thủ di động nào cũng mơ ước.
Tuy nhiên, một số vấn đề mà bạn nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định mua một chiếc điện thoại chơi game với cấu hình khủng đến lố bịch như vậy, và thay vào đó tại sao không thử chọn một chiếc điện thoại Android thông thường thôi
Khó mà chấp nhận được điều này, bởi ngày nay, một con chip cao cấp ra mắt trước đó một năm thường vẫn nhanh gần như ngang ngửa con chip mới nhất, trong khi giá bán lại rẻ hơn. Nếu các công ty tận dụng chip cũ, họ có thể giúp người tiêu dùng tiết kiệm được kha khá và khiến điện thoại chơi game rẻ hơn.
Nhưng các công ty không làm vậy, đơn giản vì game thủ là những kẻ cầu toàn, luôn bị ám ảnh bởi việc phải có trong tay cấu hình mạnh nhất. Do đó, họ có xu hướng đánh giá thấp một chiếc điện thoại chơi game sử dụng chip cũ, nghĩ là nó chậm chạp, và bỏ qua nó mà không chịu thừa nhận rằng hiệu suất thực tế của thiết bị hầu như không khác biệt là bao.
Tại sao lại như vậy? Dễ hiểu thôi: hầu hết chi phí sản xuất điện thoại chơi game đã được tập trung vào tăng cường hiệu suất vận hành và các tính năng chơi game chuyên biệt.
Mọi thứ có thể góp phần cải thiện trải nghiệm chơi game sẽ được ưu tiên, và bởi camera là một trong số ít những tính năng chẳng ai dùng đến khi chơi game, nó sẽ bị ngó lơ để tiết kiệm chi phí. Vì hạn chế này, điện thoại chơi game không phù hợp để sử dụng làm thiết bị chính đáp ứng các hoạt động thường ngày.
Một số điện thoại chơi game thậm chí còn trang bị thêm một vài thứ trời ơi đất hơi khác. Ví dụ, ZTE Nubia Red Magic 7 có cả quạt thổi gió và các khe thoát khí dọc theo thân máy. Tất cả những thứ đó khiến thiết bị cồng kềnh hơn. Có thể bạn không quan tâm, nhưng với những người tay nhỏ thì điện thoại chơi game chắc chắn không thoải mái khi cầm nắm trong thời gian dài.
Đầu tiên, hầu hết chúng ta khó mà để ý thấy sự khác biệt từ 90Hz trở lên, chứ đừng nói đến 165Hz. Thứ hai, chỉ một số rất ít game hỗ trợ tần số làm tươi cao đến thế. Và thứ ba, màn hình 120Hz hiện là chuẩn mực, do đó chi phí sản xuất của chúng cũng rẻ hơn. Trang bị một màn hình tần số làm tươi nhanh hơn chỉ làm tăng chi phí không cần thiết.
Tương tự, RAM quá nhiều cũng chẳng có tác dụng gì. Ngay cả những tựa game nặng về đồ họa hiện nay cũng đã chạy mượt mà với 8GB hoặc 12GB RAM. Nhiều RAM hơn cũng không tạo ra sự khác biệt trong gameplay và một lần nữa làm tăng chi phí không cần thiết.
Nhưng quan trọng hơn, điện thoại chơi game không thể có chỉ số IP cao như điện thoại thông thường bởi thiết kế của chúng không cho phép điều đó. Ví dụ, trên Red Magic 7, quạt thổi gió và khe thoát khí giúp thổi khí nóng ra ngoài để điện thoại luôn mát, nhưng chúng cũng tạo điều kiện cho bụi và nước lọt vào trong.
Có nghĩa là, dù điện thoại chơi game vẫn ổn nếu bị bắn nước nhẹ, bạn chắc chắn không nên sử dụng chúng gần hồ bơi hay khi đi biển.
Đừng ngạc nhiên khi chiếc điện thoại chơi game của bạn thu hút sự chú ý từ một vài người lạ trên đường, hay khiến đồng nghiệp ở công ty nhìn bạn bằng ánh mắt e ngại. Mà không sao, bạn có thể dùng ốp lưng, hay dán skin để che bớt sự “trẩu tre”, nên vấn đề này cũng không quan trọng lắm.
Và xét việc chúng được sản xuất với số lượng hạn chế, cộng với tình hình gián đoạn chuỗi cung ứng hiện nay, nhiều nhà bán lẻ còn không thèm đưa điện thoại chơi game vào danh sách sản phẩm được bán. Bạn sẽ phải đặt hàng từ nước ngoài, đồng nghĩa phải chấp nhận phí ship cao hoặc nhận hàng trễ.
Điện thoại chơi game không phù hợp cho sử dụng thường ngày
Dù có thể dùng tốt trong nhiều tình huống, điện thoại chơi game vẫn là một sản phẩm ngách mà bạn chỉ nên mua nếu biết rõ mình muốn gì. Điểm số benchmark cao ngất trời của chúng có thể khiến bạn thèm thuồng, nhưng hiệu suất không quan trọng bằng tính ứng dụng trong đời thực.
Những thứ như chất lượng camera kém, không đạt chuẩn IP, thiết kế cồng kềnh, và giá đắt đỏ khiến điện thoại chơi game trở thành một quyết định mua sắm không mấy hợp lý với nhiều người. Trong hầu hết các trường hợp, bạn tốt hơn nên mua điện thoại thường ở cùng mức giá, vì chúng ít hạn chế hơn và độ bền cũng cao hơn nữa.
Tuy nhiên, một số vấn đề mà bạn nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định mua một chiếc điện thoại chơi game với cấu hình khủng đến lố bịch như vậy, và thay vào đó tại sao không thử chọn một chiếc điện thoại Android thông thường thôi
1. Điện thoại chơi game quá đắt
Điện thoại chơi game được thiết kế để mang lại hiệu suất cao nhất có thể. Nhưng để được như vậy, chúng cần những chipset mới nhất, những hệ thống làm mát tốt nhất, và hàng loạt vật liệu cao cấp hỗ trợ quá trình tản nhiệt hiệu quả hơn - tất cả đều đẩy chi phí sản xuất lên cao.Khó mà chấp nhận được điều này, bởi ngày nay, một con chip cao cấp ra mắt trước đó một năm thường vẫn nhanh gần như ngang ngửa con chip mới nhất, trong khi giá bán lại rẻ hơn. Nếu các công ty tận dụng chip cũ, họ có thể giúp người tiêu dùng tiết kiệm được kha khá và khiến điện thoại chơi game rẻ hơn.
Nhưng các công ty không làm vậy, đơn giản vì game thủ là những kẻ cầu toàn, luôn bị ám ảnh bởi việc phải có trong tay cấu hình mạnh nhất. Do đó, họ có xu hướng đánh giá thấp một chiếc điện thoại chơi game sử dụng chip cũ, nghĩ là nó chậm chạp, và bỏ qua nó mà không chịu thừa nhận rằng hiệu suất thực tế của thiết bị hầu như không khác biệt là bao.
2. Chất lượng camera kém
Có lẽ vấn đề lớn nhất với điện thoại chơi game là chất lượng camera nghèo nàn. Đặt bất kỳ chiếc điện thoại chơi game nào cạnh một chiếc điện thoại Android thông thường cùng giá, bạn sẽ thấy điện thoại chơi game gần như luôn luôn chụp ảnh tệ hơn dưới mọi điều kiện ánh sáng.Tại sao lại như vậy? Dễ hiểu thôi: hầu hết chi phí sản xuất điện thoại chơi game đã được tập trung vào tăng cường hiệu suất vận hành và các tính năng chơi game chuyên biệt.
Mọi thứ có thể góp phần cải thiện trải nghiệm chơi game sẽ được ưu tiên, và bởi camera là một trong số ít những tính năng chẳng ai dùng đến khi chơi game, nó sẽ bị ngó lơ để tiết kiệm chi phí. Vì hạn chế này, điện thoại chơi game không phù hợp để sử dụng làm thiết bị chính đáp ứng các hoạt động thường ngày.
3. Thiết kế không thoải mái khi cầm nắm
Điện thoại chơi game thường dài hơn, rộng hơn, dày hơn, và nặng hơn điện thoại thông thường. Đó là bởi chúng được tích hợp khá nhiều thành phần hỗ trợ bên trong, như hệ thống làm mát cục bộ, đèn RGB, pin lớn hơn, vật liệu tốt hơn…Một số điện thoại chơi game thậm chí còn trang bị thêm một vài thứ trời ơi đất hơi khác. Ví dụ, ZTE Nubia Red Magic 7 có cả quạt thổi gió và các khe thoát khí dọc theo thân máy. Tất cả những thứ đó khiến thiết bị cồng kềnh hơn. Có thể bạn không quan tâm, nhưng với những người tay nhỏ thì điện thoại chơi game chắc chắn không thoải mái khi cầm nắm trong thời gian dài.
4. Cấu hình và tính năng thừa thãi
Xét về cấu hình và thông số, điện thoại chơi game đứng thứ hai thì không ai dám đứng thứ nhất, nhưng một vài thông số của chúng lại khá vô dụng. Ví dụ, ROG Phone 6 Pro có màn hình 165Hz - một sự lãng phí bởi 3 lý do chính.Đầu tiên, hầu hết chúng ta khó mà để ý thấy sự khác biệt từ 90Hz trở lên, chứ đừng nói đến 165Hz. Thứ hai, chỉ một số rất ít game hỗ trợ tần số làm tươi cao đến thế. Và thứ ba, màn hình 120Hz hiện là chuẩn mực, do đó chi phí sản xuất của chúng cũng rẻ hơn. Trang bị một màn hình tần số làm tươi nhanh hơn chỉ làm tăng chi phí không cần thiết.
Tương tự, RAM quá nhiều cũng chẳng có tác dụng gì. Ngay cả những tựa game nặng về đồ họa hiện nay cũng đã chạy mượt mà với 8GB hoặc 12GB RAM. Nhiều RAM hơn cũng không tạo ra sự khác biệt trong gameplay và một lần nữa làm tăng chi phí không cần thiết.
5. Kháng nước và bụi kém
Nếu để ý, bạn sẽ thấy điện thoại chơi game thường không được quảng cáo có chỉ số kháng nước và bụi (IP). Có một vài ngoại lệ hiếm hoi, nhưng chúng cũng chỉ đạt mức trung bình là IPX4 (ROG Phone 6 Pro). Lý do là để được chứng nhận IP sẽ cần tiền, nên các OEM thường bỏ qua để tiết kiệm chi phí.Nhưng quan trọng hơn, điện thoại chơi game không thể có chỉ số IP cao như điện thoại thông thường bởi thiết kế của chúng không cho phép điều đó. Ví dụ, trên Red Magic 7, quạt thổi gió và khe thoát khí giúp thổi khí nóng ra ngoài để điện thoại luôn mát, nhưng chúng cũng tạo điều kiện cho bụi và nước lọt vào trong.
Có nghĩa là, dù điện thoại chơi game vẫn ổn nếu bị bắn nước nhẹ, bạn chắc chắn không nên sử dụng chúng gần hồ bơi hay khi đi biển.
6. Thiết kế “trẩu tre”
Decal, đèn LED, và những chi tiết độc lạ trên điện thoại chơi game mang lại cho chúng vẻ ngoài không đụng hàng, và chắc chắn là “ngầu lòi”, nhưng lại không phù hợp cho mọi tình huống.Đừng ngạc nhiên khi chiếc điện thoại chơi game của bạn thu hút sự chú ý từ một vài người lạ trên đường, hay khiến đồng nghiệp ở công ty nhìn bạn bằng ánh mắt e ngại. Mà không sao, bạn có thể dùng ốp lưng, hay dán skin để che bớt sự “trẩu tre”, nên vấn đề này cũng không quan trọng lắm.
7. Khó tìm mua
Dù bất kỳ smartphone hiện đại nào cũng có thể dùng để chơi game, nhưng chỉ có vài công ty sản xuất điện thoại chơi game chuyên dụng, bao gồm Asus, ZTE, Lenovo, và Black Shark. Do đó, dù muốn bạn cũng sẽ gặp chút trở ngại khi muốn mua chúng.Và xét việc chúng được sản xuất với số lượng hạn chế, cộng với tình hình gián đoạn chuỗi cung ứng hiện nay, nhiều nhà bán lẻ còn không thèm đưa điện thoại chơi game vào danh sách sản phẩm được bán. Bạn sẽ phải đặt hàng từ nước ngoài, đồng nghĩa phải chấp nhận phí ship cao hoặc nhận hàng trễ.
Điện thoại chơi game không phù hợp cho sử dụng thường ngày
Dù có thể dùng tốt trong nhiều tình huống, điện thoại chơi game vẫn là một sản phẩm ngách mà bạn chỉ nên mua nếu biết rõ mình muốn gì. Điểm số benchmark cao ngất trời của chúng có thể khiến bạn thèm thuồng, nhưng hiệu suất không quan trọng bằng tính ứng dụng trong đời thực.
Những thứ như chất lượng camera kém, không đạt chuẩn IP, thiết kế cồng kềnh, và giá đắt đỏ khiến điện thoại chơi game trở thành một quyết định mua sắm không mấy hợp lý với nhiều người. Trong hầu hết các trường hợp, bạn tốt hơn nên mua điện thoại thường ở cùng mức giá, vì chúng ít hạn chế hơn và độ bền cũng cao hơn nữa.
Theo VN review