Nhờ tính tiện dụng và thời trang, tai nghe không dây giờ đây đã là một phụ kiện công nghệ không còn xa lạ với người yêu nhạc chơi âm thanh nữa.
Càng phổ biến thì “wish list” của dân công nghệ đối với thiết bị này ngày càng nhiều và nhà phát hành chắc chắn sẽ lắng nghe, chọn lọc để cải tiến cho các đời sau.
1. Pin “trâu”
Với những tiến bộ vượt bậc trong công nghệ chip từ nhà sản xuất Qualcomm hay các thương hiệu khác, bất cứ tai nghe không dây hoàn toàn nào nên lấy “điểm chuẩn” là AirPods của Apple về thời lượng sử dụng. Táo khuyết ngay trong ngày ra mắt đã khẳng định rằng sản phẩm cho thời lượng sử dụng lên đến 5 giờ sau mỗi lần sạc.
Thực tế, ở thời điểm hiện tại, con số 5 giờ chỉ là mốc trung bình bởi nhiều dòng tai nghe Bluetooth còn sở hữu thời lượng pin gấp đôi AirPods.
Nếu bạn có ý định mua một mẫu tai nghe không dây nhưng thời lượng pin dưới 5 giờ, thì bạn nên cho “next” ngay và tìm sản phẩm mới. Trong nhiều trường hợp, khoảng thời gian ngắn đồng nghĩa với việc nhà sản xuất có thể sử dụng công nghệ chip cũ mà có thể dẫn đến khả năng kết nối, chất lượng âm thanh, và chức năng kém.
2. Thiết kế mang tính Ergonomics
Trong khi tai nghe AirPod được coi là một chiếc EarPods bằng nhựa màu trắng bóng của Apple nhưng đã lược bỏ dây và thay vào đó là kết nối Bluetooth, thì thiết nghĩ, tai nghe không dây vẫn cần có phần đệm bằng silicon bởi hai lý do. Một là chúng sẽ giúp bạn cảm thấy vừa vặn, thoải mái. Hai là chúng giúp ngăn những tiếng ồn không mong muốn từ bên ngoài, đồng nghĩa với việc bạn có thể tận hưởng chất lượng âm nhạc tốt hơn.
Đối với những người hoạt động mạnh, như tập thể dục, tập gym hay chạy bộ chẳng hạn, phần đệm bằng silicon hoặc thiết kế tương tự sẽ đảm bảo tai nghe vẫn giữ nguyên vị trí. Người dùng sẽ không hề muốn những chiếc tai nghe không dây đắt tiền lại rơi khỏi tai khi đang làm việc hay đi xe đạp hóng gió cả.
Cuối cùng, điều bạn cần là tai nghe không giây phải có hộp đựng kiêm sạc dự phòng với kích thước vừa với túi quần mình mà vẫn có thể cung cấp ít nhất 2 lần sạc trở lên. AirPods là một thí dụ điển hình. Hộp đựng có thể sạc lại pin cho tai nghe giúp nâng thời gian sử dụng sau mỗi lần sạc 24 giờ
3. Chống nước
Ngay cả khi không có kế hoạch mang chúng đến phòng gym, bạn chắc chắn nên đeo một đôi tai nghe không dây có tính năng chống nước, mà tốt nhất là được “dán nhãn” chống nước/chống bụi chuẩn IP (Ingress Protection - bảo vệ chống xâm nhập). Thế nhưng, ngay cả thế hệ AirPods mới nhất cũng tiếp tục bỏ qua tính năng quan trọng này.
Nếu đã bỏ ra một số tiền đáng kể cho đôi tai nghe không dây, bạn hẳn sẽ muốn có thể lau sạch nóbằng một miếng vải ướt khi dính bẩn và chẳng cần mảy may lo lắng về việc mang nó ra ngoài trong thời tiết khắc nghiệt. Nhiều loại tai nghe không được áp dụng chuẩn IP trên tai nghe, nhưng nhà sản xuất vẫn khẳng định chúng có thể chống nước/mồ hôi. Đó là lý do bạn cần kiểm tra website bán hàng để biết sản phẩm đang tìm có ít nhất một số khả năng chống nước cơ bản hay không.
4. Phím chức năng trên tai nghe
Khi sử dụng hàng ngày, bạn mới thấy tai nghe có điều phát sinh mà mình muốn cải tiến, đó là việc: nghe một bài hát hay đoạn nhạc hay mà phải rút điện thoại ra mới có thể điều chỉnh phát lại được.
Tai nghe không dây hoàn toàn thường có kích thước nhỏ và có một số điều chỉnh để có thể giúp tai bạn thoải mái khi đặt chúng vào. Bề ngoài trơn tối đa chắc chắn giúp tai nghe có vẻ ngoài bóng bẩy hơn, nhưng điều đó cũng có nghĩa là bạn có thể vô tình thay đổi, phát hoặc tạm dừng bài hát hoặc gọi trợ lý giọng nói khi bạn chỉ cố gắng điều chỉnh thiết bị cho vừa tai.
Thay vào đó, nhà sản xuất có thể hướng tới giải pháp trang bị các phím điều khiển vật lý, tốt nhất là bao gồm phát/tạm dừng, trợ lý giọng nói, qua bài và đặc biệt là điều khiển âm lượng ngay trên tai nghe.
5. App riêng
Chắc chắn bạn sẽ muốn cặp tai nghe không dây của mình có 1 loại app để lựa chọn đa dạng các tính năng hơn từ một smartphone. Một vài tính năng “đinh” bao gồm khả năng tìm tai nghe bị mất, điều chỉnh bộ tần số âm thanh Equalizer để phù hợp với sở thích âm nhạc của bạn, hay chế độ nhận thức môi trường xung quanh.
6. Giá hợp lý
Chỉ 2 năm trước, bạn sẽ phải bỏ ra từ 2 triệu đồng trở lên để sở hữu một chiếc tai nghe không dây “được được”. Đó là chưa kể những sản phẩm đến từ nhà sản xuất có tên tuổi như AirPods của Apple (4 triệu đồng), Gear iConX 2018 của Samsung và JBL Free của JBL (3,5 triệu đồng), WF-SP700N của Sony (4,3 triệu đồng), SoundSport Free của Bose (5 triệu đồng).
Với việc rất nhiều hãng cùng nhảy vào cuộc đua giành chỗ đứng trong thị trường tai nghe không dây, những sản phẩm mới liên tiếp với giá thành ngày càng hợp lý hơn dễ dàng cho chúng ta tiếp cân với công nghệ mới này.
Những dòng tai nghe dưới 1 triệu đồng nhưng vẫn hội tụ nhiều yếu tố của các hãng cao cấp hơn, trong đó có cả hộp đựng kiêm sạc, sẽ là sản phẩm “hot” ở thị trường Việt Nam cũng như thế giới.
Càng phổ biến thì “wish list” của dân công nghệ đối với thiết bị này ngày càng nhiều và nhà phát hành chắc chắn sẽ lắng nghe, chọn lọc để cải tiến cho các đời sau.
1. Pin “trâu”
Với những tiến bộ vượt bậc trong công nghệ chip từ nhà sản xuất Qualcomm hay các thương hiệu khác, bất cứ tai nghe không dây hoàn toàn nào nên lấy “điểm chuẩn” là AirPods của Apple về thời lượng sử dụng. Táo khuyết ngay trong ngày ra mắt đã khẳng định rằng sản phẩm cho thời lượng sử dụng lên đến 5 giờ sau mỗi lần sạc.
Thực tế, ở thời điểm hiện tại, con số 5 giờ chỉ là mốc trung bình bởi nhiều dòng tai nghe Bluetooth còn sở hữu thời lượng pin gấp đôi AirPods.
Nếu bạn có ý định mua một mẫu tai nghe không dây nhưng thời lượng pin dưới 5 giờ, thì bạn nên cho “next” ngay và tìm sản phẩm mới. Trong nhiều trường hợp, khoảng thời gian ngắn đồng nghĩa với việc nhà sản xuất có thể sử dụng công nghệ chip cũ mà có thể dẫn đến khả năng kết nối, chất lượng âm thanh, và chức năng kém.
2. Thiết kế mang tính Ergonomics
Trong khi tai nghe AirPod được coi là một chiếc EarPods bằng nhựa màu trắng bóng của Apple nhưng đã lược bỏ dây và thay vào đó là kết nối Bluetooth, thì thiết nghĩ, tai nghe không dây vẫn cần có phần đệm bằng silicon bởi hai lý do. Một là chúng sẽ giúp bạn cảm thấy vừa vặn, thoải mái. Hai là chúng giúp ngăn những tiếng ồn không mong muốn từ bên ngoài, đồng nghĩa với việc bạn có thể tận hưởng chất lượng âm nhạc tốt hơn.
Đối với những người hoạt động mạnh, như tập thể dục, tập gym hay chạy bộ chẳng hạn, phần đệm bằng silicon hoặc thiết kế tương tự sẽ đảm bảo tai nghe vẫn giữ nguyên vị trí. Người dùng sẽ không hề muốn những chiếc tai nghe không dây đắt tiền lại rơi khỏi tai khi đang làm việc hay đi xe đạp hóng gió cả.
Cuối cùng, điều bạn cần là tai nghe không giây phải có hộp đựng kiêm sạc dự phòng với kích thước vừa với túi quần mình mà vẫn có thể cung cấp ít nhất 2 lần sạc trở lên. AirPods là một thí dụ điển hình. Hộp đựng có thể sạc lại pin cho tai nghe giúp nâng thời gian sử dụng sau mỗi lần sạc 24 giờ
3. Chống nước
Ngay cả khi không có kế hoạch mang chúng đến phòng gym, bạn chắc chắn nên đeo một đôi tai nghe không dây có tính năng chống nước, mà tốt nhất là được “dán nhãn” chống nước/chống bụi chuẩn IP (Ingress Protection - bảo vệ chống xâm nhập). Thế nhưng, ngay cả thế hệ AirPods mới nhất cũng tiếp tục bỏ qua tính năng quan trọng này.
Nếu đã bỏ ra một số tiền đáng kể cho đôi tai nghe không dây, bạn hẳn sẽ muốn có thể lau sạch nóbằng một miếng vải ướt khi dính bẩn và chẳng cần mảy may lo lắng về việc mang nó ra ngoài trong thời tiết khắc nghiệt. Nhiều loại tai nghe không được áp dụng chuẩn IP trên tai nghe, nhưng nhà sản xuất vẫn khẳng định chúng có thể chống nước/mồ hôi. Đó là lý do bạn cần kiểm tra website bán hàng để biết sản phẩm đang tìm có ít nhất một số khả năng chống nước cơ bản hay không.
4. Phím chức năng trên tai nghe
Khi sử dụng hàng ngày, bạn mới thấy tai nghe có điều phát sinh mà mình muốn cải tiến, đó là việc: nghe một bài hát hay đoạn nhạc hay mà phải rút điện thoại ra mới có thể điều chỉnh phát lại được.
Tai nghe không dây hoàn toàn thường có kích thước nhỏ và có một số điều chỉnh để có thể giúp tai bạn thoải mái khi đặt chúng vào. Bề ngoài trơn tối đa chắc chắn giúp tai nghe có vẻ ngoài bóng bẩy hơn, nhưng điều đó cũng có nghĩa là bạn có thể vô tình thay đổi, phát hoặc tạm dừng bài hát hoặc gọi trợ lý giọng nói khi bạn chỉ cố gắng điều chỉnh thiết bị cho vừa tai.
Thay vào đó, nhà sản xuất có thể hướng tới giải pháp trang bị các phím điều khiển vật lý, tốt nhất là bao gồm phát/tạm dừng, trợ lý giọng nói, qua bài và đặc biệt là điều khiển âm lượng ngay trên tai nghe.
5. App riêng
Chắc chắn bạn sẽ muốn cặp tai nghe không dây của mình có 1 loại app để lựa chọn đa dạng các tính năng hơn từ một smartphone. Một vài tính năng “đinh” bao gồm khả năng tìm tai nghe bị mất, điều chỉnh bộ tần số âm thanh Equalizer để phù hợp với sở thích âm nhạc của bạn, hay chế độ nhận thức môi trường xung quanh.
6. Giá hợp lý
Chỉ 2 năm trước, bạn sẽ phải bỏ ra từ 2 triệu đồng trở lên để sở hữu một chiếc tai nghe không dây “được được”. Đó là chưa kể những sản phẩm đến từ nhà sản xuất có tên tuổi như AirPods của Apple (4 triệu đồng), Gear iConX 2018 của Samsung và JBL Free của JBL (3,5 triệu đồng), WF-SP700N của Sony (4,3 triệu đồng), SoundSport Free của Bose (5 triệu đồng).
Với việc rất nhiều hãng cùng nhảy vào cuộc đua giành chỗ đứng trong thị trường tai nghe không dây, những sản phẩm mới liên tiếp với giá thành ngày càng hợp lý hơn dễ dàng cho chúng ta tiếp cân với công nghệ mới này.
Những dòng tai nghe dưới 1 triệu đồng nhưng vẫn hội tụ nhiều yếu tố của các hãng cao cấp hơn, trong đó có cả hộp đựng kiêm sạc, sẽ là sản phẩm “hot” ở thị trường Việt Nam cũng như thế giới.
Theo Nghe Nhìn