5 lý do cho thấy tại sao mạng xã hội có thể gây hại cho bạn

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Mạng xã hội giúp chúng ta kết nối và chia sẻ thông tin, nhưng bên cạnh đó là những mặt trái có hại song song với lợi ích của nó. Nhiều người đã đặt ra câu hỏi về cái giá mà người dùng đang phải trả khi sử dụng các nền tảng này.

Từ những thông tin sai lệch và cách nó ảnh hưởng tiêu cực đến những người nhạy cảm, mạng xã hội đang ngày càng cho thấy những hệ quả tất yếu xấu xa của nó. Những tác động của nó vừa ở dạng lý thuyết vừa là những tác động xã hội.

Sau đây là một số giải thích vì sao mạng xã hội có hại cho bạn.

1. Những rủi ro về bảo mật ngày càng tăng
Nhiều người biết rõ cách các nền tảng mạng xã hội khai thác dữ liệu của chúng ta. Họ theo dõi để phân phối quảng cáo được nhắm mục tiêu, cung cấp dịch vụ cho khách hàng doanh nghiệp. Mặc dù nền tảng nào cũng hứa hẹn cho phép người dùng kiểm soát nhiều hơn quyền riêng tư, nhưng sự thật họ vẫn tiếp tục kiếm tiền từ chính dữ liệu cá nhân người dùng.

Một trong những ví dụ điển hình nhất là Meta. Nhờ sở hữu Facebook, Instagram và WhatsApp vốn là những công ty riêng biệt, nhưng hiện tại Meta đã thúc đẩy chia sẻ việc dữ liệu giữa các nền tảng cho người dùng của mình. Vào tháng 11 năm 2021, WhatsApp đã phải thay đổi chính sách quyền riêng tư do vi phạm các yêu cầu GDPR (Quy định chung về Bảo vệ Dữ liệu) , nhưng thay đổi chỉ áp dụng cho châu Âu.

2. Mạng xã hội có thể tạo bong bóng bộ lọc
Xu hướng tạo ra các bong bóng lọc (filter bubble) chính là một trong những lý do khiến mạng xã hội trở nên có hại cho bất cứ ai.

"Thuật toán của Google và Facebook khiến người dùng sẽ dễ dàng nhìn thấy những thông tin phù hợp với quan điểm của mình, lọc ra nội dung không phù hợp với quan điểm tư tưởng của họ, nghĩa là dạng thông tin một chiều, hậu quả là chúng ta có thể bị mắc kẹt trong cái bong bóng lọc của riêng mình và không tiếp cận được các thông tin đa chiều." Bạn hãy tưởng tượng nếu hàng tỷ người dùng mạng xã hội đều nhận được những "bong bóng lọc" này thì việc phổ biến thông tin sẽ trở nên hạn chế như thế nào?

720896_70849780707753_581886464229376

Điều này có thể vô hại trong trường hợp bạn muốn tìm những thông tin liên quan đến sở thích cá nhân, chẳng hạn bạn thích mèo và muốn Instagram giới thiệu thêm ảnh mèo và tài khoản người dùng liên quan đến mèo.

Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng mạng xã hội làm phương tiện tìm kiếm tin tức chính trị thì lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Chẳng hạn nếu bạn đứng về một lập trường chính trị nào đó và đã thích các bài đăng từ một chính trị gia, trang web bạn truy cập sẽ tiếp tục đề xuất các bài đăng của chính trị gia đó và các bài đăng có nội dung tương tự.

Tuy nhiên kể cả khi bạn đã sẵn sàng đón nhận những thông tin khác và quan điểm khác, những bong bóng lọc này sẽ hạn chế sự xuất hiện của những bài đăng mới trên dòng thời gian.

3. Nguy cơ tiếp xúc với lừa đảo và vi phạm
Những phương tiện truyền thông xã hội cũng đang đặt ra những mối lo ngại ngày càng nhiều hơn về sự an toàn cho người dùng, kể cả khi bạn hạn chế việc chia sẻ cuộc sống của mình trên các nền tảng công khai. Tùy vào số lượng nền tảng mạng xã hội mà bạn đang sử dụng, cách bạn liên kết chúng với nhau và lượng thông tin bạn chia sẻ trên đó, mà mức độ ảnh hưởng cũng sẽ khác nhau.

524288_70849780707754_581890759196672

Khi bạn bị rò rỉ một thông tin trên trang web, các tài khoản mà bạn liên kết với nó sẽ bị xâm phạm. Bất cứ dấu vết kỹ thuật số nào dễ theo dõi cũng là lỗ hổng để tội phạm mạng dễ dàng truy cập vào tài khoản của bạn, thu thập thông tin về bạn hoặc tham gia vào các âm mưu lừa đảo trực tuyến.

Kể cả trong trường hợp bạn không phải là mục tiêu trực tiếp của các tin nhắn hack hoặc lừa đảo, vẫn có rất nhiều loại quảng cáo mang "mùi" lừa đảo trên mạng xã hội và tài khoản trên các nền tảng dường như không ngừng né tránh các bộ lọc. Điển hình hiện nay có thể kể đến là trò lừa đảo thông qua sử dụng quà tặng điện thoại thông minh, hay sự cường điệu của blockchain để lừa người dùng lấy tiền hoặc thông tin cá nhân của họ.

4. Mặt trái của Doomscrolling
Nhiều người cho rằng Doomscrolling - một hành động đọc và duyệt các tin tức tiêu cực trên mạng xã hội - dường như là sự đối phó hữu ích với mặt trái của mạng xã hội, nhưng nó đồng thời cũng có thể tạo thêm lo lắng và cảm giác thất vọng cho những người khác.

Thuật ngữ "doomscrolling" nổi lên vào năm 2021 khi cả nhân loại đang trong thời kỳ đối phó với đại dịch COVID-19, nhưng đó là một vòng xoáy tiêu cực quen thuộc.Trong một báo cáo về xu hướng sử dụng mạng xã hội từ Perspectives in Psychiatric Care có lưu ý rằng nhiều người dùng đang bị cuốn vào vòng xoáy của những tin tức tiêu cực, thay vì chú trọng nhiều hơn đến những nguồn tin tích cực và lạc quan.

Mạng xã hội dường như đang trở thành môi trường thuận lợi cho các tin xấu, tin giả lan truyền và người dùng thì không ngừng tiếp cận nó mỗi ngày. Điều này chỉ làm tăng khả năng con người tự hủy diệt mình mà thôi.

Những người dùng bị mắc kẹt trong một chu kỳ doomscrolling hoặc doomsurfing được cảnh báo rằng "trong quá trình tìm kiếm tin tức lạc quan hoặc tích cực này, họ sẽ cuộn hoặc lướt qua rất nhiều tin tức bi quan, dẫn đến trầm trọng thêm cảm giác lo lắng, sợ hãi, hoảng sợ và điều này trở thành một vòng luẩn quẩn nơi các cá nhân dường như bị mắc kẹt trên internet với những cảm xúc khó chịu và căng thẳng."

5. Đối mặt với những quảng cáo làm tăng thêm áp lực về sức khỏe tinh thần
Các nhà nghiên cứu về mạng xã hội cũng lưu ý đến những tác động tiêu cực đối với sức khỏe tinh thần của một số người dùng, đặc biệt là những người có xu hướng nhạy cảm và dễ bị tổn thương trước các thông tin tiêu cực. Nguyên nhân của vấn đề này được cho là có sự liên quan đến việc so sánh xã hội và những áp lực theo kịp người khác, những người chúng ta đang thấy trên mạng xã hội, nó cũng bao gồm cả sự phù hợp với các chuẩn mực được đặt ra từ những người có ảnh hưởng và cả những bộ lọc.

524288_70849780707755_581895054163968

Tuy người dùng có thể lựa chọn theo dõi những tài khoản họ muốn nhưng việc tránh các quảng cáo lại khó hơn nhiều, bởi vì hầu hết các nền tảng đều sử dụng cookie để theo dõi các trang web khác mà bạn đã truy cập. Quảng cáo được nhắm mục tiêu là vô hại, cùng lắm cũng chỉ gây khó chịu cho người dùng, nhưng độ chính xác của chúng cũng có thể làm trầm trọng thêm những áp lực về sức khỏe tinh thần mà người dùng phải trải qua khi chúng xuất hiện trên mạng xã hội.

Một ví dụ rõ ràng hơn đối với người đang tự ti về ngoại hình của bản thân, hoặc những ai đang phục hồi sau chứng rối loạn ăn uống nhận được quảng cáo giảm cân hay các bài đăng được tài trợ từ các KOL quảng bá chế độ ăn kiêng. Nguy hiểm hơn là những quảng cáo này xuất hiện bất cứ đâu, bất cứ trang web nào mà bạn truy cập chứ không cần phải là trang web chuyên về giảm cân. Bạn chỉ cần vào một trang web tìm kiếm quần áo "Big size" thôi là đã nhận được ngay những quảng cáo này.

Tóm lại, không ai khẳng định việc truy cập các phương tiện truyền thông và mạng xã hội là hoàn toàn xấu, và cũng không ai ngăn được bạn sử dụng nó. Tuy nhiên, bạn cần nhận thức được những tác động tiêu cực có thể khiến bạn trở thành nạn nhân của nó để giúp cải thiện việc trải nghiệm cho chính bản thân, nhận về nhiều điều tích cực hơn là tiêu cực.

Theo VN review​
 
Bên trên