Xã hội ngày một tân tiến, đáng lý ra thì công nghệ ra mắt càng nhiều thì điện phải sử dụng một cái tối ưu mới đúng, nhưng trớ trêu thay câu nói “hiện đại, hại điện” của ông cha ta lại chẳng sai chút nào. Đặc biệt là với lĩnh vực thiết bị di động hiện đại trong thế kỉ 21 hiện nay, thời lượng pin của smartphone dường như là mối quan ngại chính của các nhà sản xuất khi không đáp ứng đủ cho nhu cầu sử dụng một cách thoải mái cho người dùng trong vòng dù chỉ là một ngày duy nhất. Tuy điện thoại có tổc độ xử lý ngày một nhanh hơn, nhưng cái giá phải trả dường như lại quá đắt khi thời lượng pin cũng tụt nhanh không kém.
May mắn thay, nhiều nhà sản xuất nhận thức được vấn đề này và đầu tư khá nhiều tiền bạc cho việc nghiên cứu chứ không dừng lại ở việc chỉ thêm dung lượng vào viên pin. Do đó mà sẽ có khá nhiều công nghệ hứa hẹn sẽ khắc phục triệt để tình trạng này, như được liệt kê ở dưới đây.
Hush
Một đội nghiên cứu được thành lập giữa Đại học Purdue và Intel đã tiến hành tìm ra xem chiếc smartphone Android tiêu tốn bao nhiêu năng lượng khi màn hình tắt, và thật ngạc nhiên rằng những ứng dụng chạy nền tiêu tốn đến tận 45,9% dung lượng pin. Một con số không hề nhỏ cho những ứng dụng mà chúng ta không có thời gian sử dụng đến.
Không dừng lại ở đó, đội nghiên cứu của Purdue tiếp tục với dự án startup với công ty mang tên Mobile Enerlytic, chuyên phát triển một ứng dụng mang tên Hush cho phép theo dõi các hoạt động nền của Android và ưu tiên cho các ứng dụng mà người dùng thường xuyên sử dụng, đồng thời chặn các ứng dụng ít dùng gây tiêu tốn năng lượng lớn được sử dụng cho CPU khi màn hình tắt.
Hiện tại thì những người sáng lập nói rằng ứng dụng này có thể giảm 16% dung lượng pin bị tiêu tốn mỗi ngày. Tuy con số không hẳn là nhiều nhưng nên nhớ đây là giải pháp phần mềm tứ bên thứ 3, chứ không phải từ Android hay phần cứng. Có thể cũng có nhiều ý kiến rằng các CPU đã đủ thông mình để sử dụng với xung nhịp thấp hoặc dùng DSP chuyên dụng để thay thể nhưng các tính năng này chỉ có ở CPU flagship mà thôi. Mobile Ẻnerlytic cũng nhấn mạnh rằng họ sẽ phát triển Hush với mục tiêu tăng gấp đôi thời lượng pin trung bình các smartphone Android hiện nay.
Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo code tại đây.
Waldio
Nếu như dự định sẽ dùng một chiếc điện thoại hơn một năm thì chắc hẳn bạn phải biết rằng tuổi thọ của bộ nhớ trong không tốt lắm đâu. Chi tiết hơn thì bộ nhớ NAND flash gồm những block dữ liệu nhỏ chỉ có thể viết đè một số lần nhất định trước khi chúng mất từ tính hoàn toàn. Nói một cách khác là bộ nhớ sẽ phân rã nhanh hơn khi dữ liệu được ghi vào nhiều hơn. Đây cũng là một lý do kinh điển để các nhà sản xuất điện thoại chỉ bảo hành sản phẩm của họ trong vòng 1 năm mà thôi.
May mắn thay, chúng còn có các nhà khoa học sát cánh khi các nghiên cứu tại Đại học Hanyang đã tìm ra cách giảm sự lão hoá quá nhanh của bộ nhớ trong. Bằng cách tối ưu các thuật toán SQLite, đội ngũ này đã giúp chúng ta có thể làm giảm tổng lượng dữ liệu trao đổi giữa bộ nhớ và CPU xuống còn 1/6 so với lúc ban đầu. Điều này làm gián tiếp tăng tốc độ của CPU và tăng thời lượng pin trung bình của một chiếc smartphone lên khoảng 39%.
Chi tiết có thể tham khảo tại WALDIO.
Công nghệ giữ sạch cực dương lithium
Năm 2014, nghiên cứu từ đại học Standford đã giới thiệu rằng họ đã tìm ra cách để cải thiện thế hệ pin lithium-ion trên các thiết bị smartphone hiện nay bằng cách giúp các tinh thể lithium trong cực dương ở mức đậm đặc hơn. Nhờ đó mà quá trình chai pin diễn ra chậm hơn, đồng thời tăng cường thời lượng pin lên gấp 3 lần. Dự kiến thì công nghệ này sẽ có mặt trong năm 2017 tới đây và không chỉ cho smartphone mà còn nhiều thiết bị di động khác.
Chuyển đổi sóng RF-DC
Măc dù chúng ta không thể nhìn thấy các sóng radio xung quanh từ các trạm phát tín hiệu di động, sóng Wi-Fi hay Bluetooth nhưng thực tế thì các sóng này mang năng lượng (nhiều hay ít thì còn phụ thuộc vào cường độ) mà điện thoại chúng ta thường xuyên được bao phủ bởi các loại sóng vô tuyến này.
Một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Ohio đã tìm ra cách sạch pin bằng cách thu hoạch các sóng vô tuyến xung quanh và chuyển chúng thành dòng điện DC. Hiện tại, ý tưởng này đã được thương mại hoá (chiếc case Nikola cho iPhone) nhưng tốc độ sạc còn khá chậm. Mong rằng nó sẽ tiếp tục được phát triển trong tương lai để có thể đưa sạc dây vào dĩ vãng.
Cell Hydrogen
Cell pin hydrogen từ lâu đã được coi là vật thần thánh trong giới phát triển năng lượng nhưng hiện tại thì công nghệ này chưa đủ ổn định để có thể đến tay người dùng. Cell pin này sẽ hoạt động bằng phản ứng hoá học sinh ra điện dựa trên tế bào điện và nước. Tuy nhiên, theo một báo cáo từ tờ Telegraph, công nghệ này dường như không còn xa với nữa khi một công ty của Anh có tên Intelligent Energy đã có thể làm ra cell pin từ hydrogen cho phép sử dụng iPhone liên tục trong 1 tuần chỉ với 1 lần sạc duy nhất.
Cách hoạt động của cell pin này sẽ như một hộp mực gắn bên dưới của iPhone 6, có khả năng thay thế nhưng nó chỉ có thể sử dụng với thời lượng 1 tuần duy nhất mà thôi.
May mắn thay, nhiều nhà sản xuất nhận thức được vấn đề này và đầu tư khá nhiều tiền bạc cho việc nghiên cứu chứ không dừng lại ở việc chỉ thêm dung lượng vào viên pin. Do đó mà sẽ có khá nhiều công nghệ hứa hẹn sẽ khắc phục triệt để tình trạng này, như được liệt kê ở dưới đây.
Hush
Một đội nghiên cứu được thành lập giữa Đại học Purdue và Intel đã tiến hành tìm ra xem chiếc smartphone Android tiêu tốn bao nhiêu năng lượng khi màn hình tắt, và thật ngạc nhiên rằng những ứng dụng chạy nền tiêu tốn đến tận 45,9% dung lượng pin. Một con số không hề nhỏ cho những ứng dụng mà chúng ta không có thời gian sử dụng đến.
Không dừng lại ở đó, đội nghiên cứu của Purdue tiếp tục với dự án startup với công ty mang tên Mobile Enerlytic, chuyên phát triển một ứng dụng mang tên Hush cho phép theo dõi các hoạt động nền của Android và ưu tiên cho các ứng dụng mà người dùng thường xuyên sử dụng, đồng thời chặn các ứng dụng ít dùng gây tiêu tốn năng lượng lớn được sử dụng cho CPU khi màn hình tắt.
Hiện tại thì những người sáng lập nói rằng ứng dụng này có thể giảm 16% dung lượng pin bị tiêu tốn mỗi ngày. Tuy con số không hẳn là nhiều nhưng nên nhớ đây là giải pháp phần mềm tứ bên thứ 3, chứ không phải từ Android hay phần cứng. Có thể cũng có nhiều ý kiến rằng các CPU đã đủ thông mình để sử dụng với xung nhịp thấp hoặc dùng DSP chuyên dụng để thay thể nhưng các tính năng này chỉ có ở CPU flagship mà thôi. Mobile Ẻnerlytic cũng nhấn mạnh rằng họ sẽ phát triển Hush với mục tiêu tăng gấp đôi thời lượng pin trung bình các smartphone Android hiện nay.
Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo code tại đây.
Waldio
Nếu như dự định sẽ dùng một chiếc điện thoại hơn một năm thì chắc hẳn bạn phải biết rằng tuổi thọ của bộ nhớ trong không tốt lắm đâu. Chi tiết hơn thì bộ nhớ NAND flash gồm những block dữ liệu nhỏ chỉ có thể viết đè một số lần nhất định trước khi chúng mất từ tính hoàn toàn. Nói một cách khác là bộ nhớ sẽ phân rã nhanh hơn khi dữ liệu được ghi vào nhiều hơn. Đây cũng là một lý do kinh điển để các nhà sản xuất điện thoại chỉ bảo hành sản phẩm của họ trong vòng 1 năm mà thôi.
May mắn thay, chúng còn có các nhà khoa học sát cánh khi các nghiên cứu tại Đại học Hanyang đã tìm ra cách giảm sự lão hoá quá nhanh của bộ nhớ trong. Bằng cách tối ưu các thuật toán SQLite, đội ngũ này đã giúp chúng ta có thể làm giảm tổng lượng dữ liệu trao đổi giữa bộ nhớ và CPU xuống còn 1/6 so với lúc ban đầu. Điều này làm gián tiếp tăng tốc độ của CPU và tăng thời lượng pin trung bình của một chiếc smartphone lên khoảng 39%.
Chi tiết có thể tham khảo tại WALDIO.
Công nghệ giữ sạch cực dương lithium
Năm 2014, nghiên cứu từ đại học Standford đã giới thiệu rằng họ đã tìm ra cách để cải thiện thế hệ pin lithium-ion trên các thiết bị smartphone hiện nay bằng cách giúp các tinh thể lithium trong cực dương ở mức đậm đặc hơn. Nhờ đó mà quá trình chai pin diễn ra chậm hơn, đồng thời tăng cường thời lượng pin lên gấp 3 lần. Dự kiến thì công nghệ này sẽ có mặt trong năm 2017 tới đây và không chỉ cho smartphone mà còn nhiều thiết bị di động khác.
Chuyển đổi sóng RF-DC
Măc dù chúng ta không thể nhìn thấy các sóng radio xung quanh từ các trạm phát tín hiệu di động, sóng Wi-Fi hay Bluetooth nhưng thực tế thì các sóng này mang năng lượng (nhiều hay ít thì còn phụ thuộc vào cường độ) mà điện thoại chúng ta thường xuyên được bao phủ bởi các loại sóng vô tuyến này.
Một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Ohio đã tìm ra cách sạch pin bằng cách thu hoạch các sóng vô tuyến xung quanh và chuyển chúng thành dòng điện DC. Hiện tại, ý tưởng này đã được thương mại hoá (chiếc case Nikola cho iPhone) nhưng tốc độ sạc còn khá chậm. Mong rằng nó sẽ tiếp tục được phát triển trong tương lai để có thể đưa sạc dây vào dĩ vãng.
Cell Hydrogen
Cell pin hydrogen từ lâu đã được coi là vật thần thánh trong giới phát triển năng lượng nhưng hiện tại thì công nghệ này chưa đủ ổn định để có thể đến tay người dùng. Cell pin này sẽ hoạt động bằng phản ứng hoá học sinh ra điện dựa trên tế bào điện và nước. Tuy nhiên, theo một báo cáo từ tờ Telegraph, công nghệ này dường như không còn xa với nữa khi một công ty của Anh có tên Intelligent Energy đã có thể làm ra cell pin từ hydrogen cho phép sử dụng iPhone liên tục trong 1 tuần chỉ với 1 lần sạc duy nhất.
Cách hoạt động của cell pin này sẽ như một hộp mực gắn bên dưới của iPhone 6, có khả năng thay thế nhưng nó chỉ có thể sử dụng với thời lượng 1 tuần duy nhất mà thôi.
Nguồn: phonearena
Bên lề: Trong quá trình viết bài, người viết tự đặt ra câu hỏi liệu có phải tốc độ xử lý smartphone quá nhanh dẫn đến tính cách con người thay đổi, đòi hỏi nhiều hơn, ít bình tĩnh hơn và cáu gắt nhiều hơn. Có thuyết âm mưu rằng các nhà tư bản đang dùng smartphone để làm tiền đề cho người dùng phải mua các hệ sinh thái xung quanh (cả phần cứng và phần mềm) phục vụ cho cái sự “không muốn phải chờ đợi” của người dùng không? Hay ngắn gọn hơn là liệu họ đang dùng chiếc smartphone để moi tiền chúng ta mà không hề hay biết và bằng cách gián tiếp nào đó mà thay đổi bản chất của con người? Lạnh lùng hơn, ít giao tiếp hơn hay chia để trị chăng?
Chỉnh sửa lần cuối: