Hãy hình dung một màn hình không khiến bạn mỏi mắt sau khi nhìn vào đó hàng giờ liền, có thể sử dụng nhiều tuần sau mỗi lần sạc, và hiển thị được đầy đủ màu sắc một cách hoàn hảo.
Nhưng tại sao phải hình dung, khi mà điều đó đã trở thành hiện thực? E Ink (mực điện tử) cuối cùng cũng đã hỗ trợ màu sắc, và 2020 cuối cùng cũng có thể sẽ là năm E Ink toả sáng. Các thiết bị E Ink với màn hình màu, như Hisense A5C và PocketBook Color, sắp sửa được tung ra thị trường, mở đường cho các thiết bị E Ink tiến đến cộng đồng người dùng phổ thông. Hãy hình dung việc đọc một cuốn truyện tranh hay manga trên một máy đọc sách điện tử đầy màu sắc. Khá tuyệt đúng không nào?
E Ink được giới thiệu vào cuối thập niên 1990, do đó nó không hẳn là một công nghệ mới mẻ cho lắm. Nhưng cho đến tận ngày nay, E Ink vẫn là một thứ thực sự thú vị.
Về cơ bản, E Ink cấu thành từ chính loại chất lỏng được dùng trong bút viết của bạn. Nhưng thay vì đưa mực lên giấy như cách loài người đã làm từ hàng trăm năm qua, E Ink có dạng những viên nhộng tí hon đường kính bằng một sợi tóc con người. Trong viên nhộng đó, chất màu – thường là màu trắng và đen – được gắn kết với một dòng điện dương hoặc âm. Để một thứ hiện ra trên màn hình E Ink, một trường điện từ được phóng xuống đáy màn hình, đẩy và hút mực bên trong hàng triệu viên nhộng cho đến khi hình ảnh được tạo ra.
Vậy thứ công nghệ già cỗi này có gì hấp dẫn? Tất cả đều xoay quanh vấn đề nhức mỏi mắt. Năm 2019, thời gian sử dụng màn hình trung bình của người tiêu dùng Mỹ trên các thiết bị di động là gần 3 giờ 45 phút mỗi ngày. Đó là chưa tính cả thời gian dành để xem TV – khoảng 3 giờ 43 phút mỗi ngày. Quả là một lượng thời gian nhiều không tưởng mà chúng ta dành ra để nhìn chằm chằm vào những màn hình bắn ánh sáng trực tiếp vào nhãn cầu của mình!
Nếu dùng các thiết bị điện tử có màn hình nhiều, hẳn bạn sẽ thường xuyên bị mỏi mắt, và thỉnh thoảng mọi chuyện trở nên tệ hơn khi tình trạng này biến chứng sang đau nửa đầu. Chẳng vui chút nào! Nhưng E Ink không gây mỏi mắt. Hãy thử chuyển hoạt động đọc sách điện tử từ iPad Pro sang Amazon Kindle, bạn sẽ thấy sự khác biệt.
Tiếp theo là vấn đề liên quan đến thời lượng pin. Các màn hình E Ink chỉ tiêu thụ một lượng nhỏ điện năng so với các màn hình khác.
Hisense A5C
Nhưng màn hình E Ink vẫn còn một chặng đường dài phải đi trước khi chúng có thể thực sự cạnh tranh được với màn hình LCD "thần thánh". Nguyên nhân chủ yếu là vì độ phân giải của màn hình E Ink vẫn khá bé nhỏ so với màn hình LCD. Chiếc iPhone 11 Pro và E Ink Hisense A5C có chiều cao tương đương nhau, nhưng một thiết bị có màn hình 2.7K với mật độ điểm ảnh 468, trong khi thiết bị kia chỉ có độ phân giải 720p với 276ppi. Bạn có thể đoán màn hình nào của thiết bị nào mà phải không? Các màn hình E Ink cũng không phổ biến như LCD. Rất ít thiết bị tiêu dùng hiện nay sử dụng công nghệ E Ink so với LCD. Trên thực tế, không hề có bất kỳ sản phẩm sắp ra mắt nào từ các công ty công nghệ Mỹ sử dụng công nghệ E Ink màu cả. Nhưng hãy cứ hi vọng đi.
Một chiếc iPad Pro có thể sử dụng được cả tháng trời chỉ sau một lần sạc. Hay một chiếc laptop không gây mỏi mắt. Nếu công nghệ E Ink tiếp tục được cải tiến, có lẽ những chiếc tablet E Ink màu mà chúng ta chờ đợi suốt bấy lâu sẽ trở thành hiện thực trong một tương lai không quá xa.
Nhưng tại sao phải hình dung, khi mà điều đó đã trở thành hiện thực? E Ink (mực điện tử) cuối cùng cũng đã hỗ trợ màu sắc, và 2020 cuối cùng cũng có thể sẽ là năm E Ink toả sáng. Các thiết bị E Ink với màn hình màu, như Hisense A5C và PocketBook Color, sắp sửa được tung ra thị trường, mở đường cho các thiết bị E Ink tiến đến cộng đồng người dùng phổ thông. Hãy hình dung việc đọc một cuốn truyện tranh hay manga trên một máy đọc sách điện tử đầy màu sắc. Khá tuyệt đúng không nào?
E Ink được giới thiệu vào cuối thập niên 1990, do đó nó không hẳn là một công nghệ mới mẻ cho lắm. Nhưng cho đến tận ngày nay, E Ink vẫn là một thứ thực sự thú vị.
Về cơ bản, E Ink cấu thành từ chính loại chất lỏng được dùng trong bút viết của bạn. Nhưng thay vì đưa mực lên giấy như cách loài người đã làm từ hàng trăm năm qua, E Ink có dạng những viên nhộng tí hon đường kính bằng một sợi tóc con người. Trong viên nhộng đó, chất màu – thường là màu trắng và đen – được gắn kết với một dòng điện dương hoặc âm. Để một thứ hiện ra trên màn hình E Ink, một trường điện từ được phóng xuống đáy màn hình, đẩy và hút mực bên trong hàng triệu viên nhộng cho đến khi hình ảnh được tạo ra.
Vậy thứ công nghệ già cỗi này có gì hấp dẫn? Tất cả đều xoay quanh vấn đề nhức mỏi mắt. Năm 2019, thời gian sử dụng màn hình trung bình của người tiêu dùng Mỹ trên các thiết bị di động là gần 3 giờ 45 phút mỗi ngày. Đó là chưa tính cả thời gian dành để xem TV – khoảng 3 giờ 43 phút mỗi ngày. Quả là một lượng thời gian nhiều không tưởng mà chúng ta dành ra để nhìn chằm chằm vào những màn hình bắn ánh sáng trực tiếp vào nhãn cầu của mình!
Nếu dùng các thiết bị điện tử có màn hình nhiều, hẳn bạn sẽ thường xuyên bị mỏi mắt, và thỉnh thoảng mọi chuyện trở nên tệ hơn khi tình trạng này biến chứng sang đau nửa đầu. Chẳng vui chút nào! Nhưng E Ink không gây mỏi mắt. Hãy thử chuyển hoạt động đọc sách điện tử từ iPad Pro sang Amazon Kindle, bạn sẽ thấy sự khác biệt.
Tiếp theo là vấn đề liên quan đến thời lượng pin. Các màn hình E Ink chỉ tiêu thụ một lượng nhỏ điện năng so với các màn hình khác.
Hisense A5C
Nhưng màn hình E Ink vẫn còn một chặng đường dài phải đi trước khi chúng có thể thực sự cạnh tranh được với màn hình LCD "thần thánh". Nguyên nhân chủ yếu là vì độ phân giải của màn hình E Ink vẫn khá bé nhỏ so với màn hình LCD. Chiếc iPhone 11 Pro và E Ink Hisense A5C có chiều cao tương đương nhau, nhưng một thiết bị có màn hình 2.7K với mật độ điểm ảnh 468, trong khi thiết bị kia chỉ có độ phân giải 720p với 276ppi. Bạn có thể đoán màn hình nào của thiết bị nào mà phải không? Các màn hình E Ink cũng không phổ biến như LCD. Rất ít thiết bị tiêu dùng hiện nay sử dụng công nghệ E Ink so với LCD. Trên thực tế, không hề có bất kỳ sản phẩm sắp ra mắt nào từ các công ty công nghệ Mỹ sử dụng công nghệ E Ink màu cả. Nhưng hãy cứ hi vọng đi.
Một chiếc iPad Pro có thể sử dụng được cả tháng trời chỉ sau một lần sạc. Hay một chiếc laptop không gây mỏi mắt. Nếu công nghệ E Ink tiếp tục được cải tiến, có lẽ những chiếc tablet E Ink màu mà chúng ta chờ đợi suốt bấy lâu sẽ trở thành hiện thực trong một tương lai không quá xa.
Theo Vn review