Đó là những điểm chính mà buổi hội thảo về điện toán đám mây của tập đoàn EMC hướng đến, bên cạnh đó việc bảo vệ an toàn dữ liệu cũng là một trong những mối quan tâm của doanh nghiệp.
Buổi hội thảo đã tập trung về những báo cáo của EMC đối với đầu tư công nghệ của các khu vực trên thế giới, đưa ra những dự báo chính cho năm 2012 và giới thiệu những giải pháp công nghệ đột phá mà EMC đang sở hữu.
Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Đức Toàn, giám đốc EMC Việt Nam đã trình bày tình hình đầu tư vào CNTT tại các thị trường trên thế giới trong năm 2011 bằng các số liệu của các tổ chức nghiên cứu độc lập uy tín, theo đó thị trường Châu Á đứng thứ 2 thế giới với việc đầu tư đến 10,9% (sau Mỹ La Tinh – 16,3%), trong đó Việt Nam vẫn đứng top trong các quốc gia phát triển mạnh.
Tuy dự báo của năm 2012 không khả quan bằng do sự lo ngại từ tình hình thế giới, song Châu Á sẽ chiếm vị trí số 1 với 7,3% và sẽ có có 6 lĩnh vực mà các doanh nghiệp quan tâm nhất, gồm Bảo mật mạng, Máy chủ ảo hóa, Lưu trữ (SAN), điện toán đám mây cá nhân, phần mềm bảo mật và điện toán đám mây công cộng, đây cũng là 6 lĩnh vực mà EMC đã góp mặt từ khá lâu trên thế giới.
6 danh mục đầu tư CNTT sẽ được doanh nghiệp chú trọng.
2012 cũng được dự báo là năm đầy thách thức của thế giới về sự bùng nổ của dữ liệu khổng lồ, thống kê năm 2010 cho thấy lượng dữ liệu của mạng Internet là 1227 Exabytes, con số này vào năm 2015 được dự đoán là 7910 Exabytes (1 Exabytes bằng 1 tỷ Gigabytes). Điều này đã và đang đặt ra thách thức vô cùng to lớn cho các tập đoàn công nghệ hàng đầu trên thế giới.
Để đáp ứng cho nhu cầu lưu trữ ngày càng cao của các doanh nghiệp, EMC đã đưa ra một trong những hệ thống lưu trữ VMAX với số lượng ổ cứng hỗ trợ được xem là lớn nhất thế giới, ngoài lưu trữ và sao lưu hệ thống này còn tích hợp nhiều công nghệ tân tiến nhất như có thể bố trí lại những dữ liệu truy xuất thường xuyên, công nghệ chống ghi trùng lặp dữ liệu, khả năng bảo mật tối đa…
Điện toán đám mây (ĐTĐM) cũng đang là một vấn đề được doanh nghiệp quan tâm bởi nhiều lợi ích thiết thực như vừa có thể giúp cắt giảm những chi phí đầu tư dư thừa như hệ thống hạ tầng, quản lý, điện năng tiêu thụ, nhưng vẫn đảm bảo được hiệu năng và độ sẵn sàng mọi lúc, mọi nơi. EMC cũng là hãng công nghệ hàng đầu trong lĩnh vực ĐTĐM khi có thể cung cấp nền tảng hạ tầng hiệu quả với chi phí thấp, tiếp đến là giám sát và quản lý hạ tầng CNTT của doanh nghiệp theo cách họ muốn, cuối cùng là doanh nghiệp lựa chọn công nghệ cho người dùng.
Nói về bản thân tập đoàn, ông Toàn cho biết dù thành lập cũng đã hơn 33 năm, song do đặc thù ban đầu là về các thiết bị lưu trữ nên EMC hầu như không được nhiều người biết đến. Nhưng thời điểm kinh tế suy thoái năm 2001 là bước chuyển mình, EMC đã liên tục mua lại các công ty đang nắm giữ những công nghệ tiên phong để tích hợp vào gói dịch vụ của mình, trong đó được biết đến nhiều nhất có lẽ là việc mua lại công ty tạo nên phần mềm ảo hóa VMWare. Vì vậy EMC đã trở thành một trong những công ty rất thành công khi nhận được sự quan tâm từ nhiều tập đoàn về giải pháp của mình, tiêu biểu như 9/10 ngân hàng lớn nhất trên thế giới đang dùng giải pháp của EMC, riêng tại Việt Nam có thể kể đến là Bộ Tài Chính, Ngân hàng Đông Á, bảo hiểm Prudential…
Theo ICTnews, link nguồn ở đây
Buổi hội thảo đã tập trung về những báo cáo của EMC đối với đầu tư công nghệ của các khu vực trên thế giới, đưa ra những dự báo chính cho năm 2012 và giới thiệu những giải pháp công nghệ đột phá mà EMC đang sở hữu.
Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Đức Toàn, giám đốc EMC Việt Nam đã trình bày tình hình đầu tư vào CNTT tại các thị trường trên thế giới trong năm 2011 bằng các số liệu của các tổ chức nghiên cứu độc lập uy tín, theo đó thị trường Châu Á đứng thứ 2 thế giới với việc đầu tư đến 10,9% (sau Mỹ La Tinh – 16,3%), trong đó Việt Nam vẫn đứng top trong các quốc gia phát triển mạnh.
Tuy dự báo của năm 2012 không khả quan bằng do sự lo ngại từ tình hình thế giới, song Châu Á sẽ chiếm vị trí số 1 với 7,3% và sẽ có có 6 lĩnh vực mà các doanh nghiệp quan tâm nhất, gồm Bảo mật mạng, Máy chủ ảo hóa, Lưu trữ (SAN), điện toán đám mây cá nhân, phần mềm bảo mật và điện toán đám mây công cộng, đây cũng là 6 lĩnh vực mà EMC đã góp mặt từ khá lâu trên thế giới.
6 danh mục đầu tư CNTT sẽ được doanh nghiệp chú trọng.
2012 cũng được dự báo là năm đầy thách thức của thế giới về sự bùng nổ của dữ liệu khổng lồ, thống kê năm 2010 cho thấy lượng dữ liệu của mạng Internet là 1227 Exabytes, con số này vào năm 2015 được dự đoán là 7910 Exabytes (1 Exabytes bằng 1 tỷ Gigabytes). Điều này đã và đang đặt ra thách thức vô cùng to lớn cho các tập đoàn công nghệ hàng đầu trên thế giới.
Để đáp ứng cho nhu cầu lưu trữ ngày càng cao của các doanh nghiệp, EMC đã đưa ra một trong những hệ thống lưu trữ VMAX với số lượng ổ cứng hỗ trợ được xem là lớn nhất thế giới, ngoài lưu trữ và sao lưu hệ thống này còn tích hợp nhiều công nghệ tân tiến nhất như có thể bố trí lại những dữ liệu truy xuất thường xuyên, công nghệ chống ghi trùng lặp dữ liệu, khả năng bảo mật tối đa…
Điện toán đám mây (ĐTĐM) cũng đang là một vấn đề được doanh nghiệp quan tâm bởi nhiều lợi ích thiết thực như vừa có thể giúp cắt giảm những chi phí đầu tư dư thừa như hệ thống hạ tầng, quản lý, điện năng tiêu thụ, nhưng vẫn đảm bảo được hiệu năng và độ sẵn sàng mọi lúc, mọi nơi. EMC cũng là hãng công nghệ hàng đầu trong lĩnh vực ĐTĐM khi có thể cung cấp nền tảng hạ tầng hiệu quả với chi phí thấp, tiếp đến là giám sát và quản lý hạ tầng CNTT của doanh nghiệp theo cách họ muốn, cuối cùng là doanh nghiệp lựa chọn công nghệ cho người dùng.
Nói về bản thân tập đoàn, ông Toàn cho biết dù thành lập cũng đã hơn 33 năm, song do đặc thù ban đầu là về các thiết bị lưu trữ nên EMC hầu như không được nhiều người biết đến. Nhưng thời điểm kinh tế suy thoái năm 2001 là bước chuyển mình, EMC đã liên tục mua lại các công ty đang nắm giữ những công nghệ tiên phong để tích hợp vào gói dịch vụ của mình, trong đó được biết đến nhiều nhất có lẽ là việc mua lại công ty tạo nên phần mềm ảo hóa VMWare. Vì vậy EMC đã trở thành một trong những công ty rất thành công khi nhận được sự quan tâm từ nhiều tập đoàn về giải pháp của mình, tiêu biểu như 9/10 ngân hàng lớn nhất trên thế giới đang dùng giải pháp của EMC, riêng tại Việt Nam có thể kể đến là Bộ Tài Chính, Ngân hàng Đông Á, bảo hiểm Prudential…
Theo ICTnews, link nguồn ở đây