Dân trí)- Năm 2010, tổng doanh thu ngành công nghiệp CNTT vượt kế hoạch, ước tính đạt 7,4 tỉ USD, song cũng mở ra nhiều nguy cơ trong vấn đề an ninh mạng và bảo mật. Dự báo, bắt đầu từ 2011, thị trường quản lý lỗ hổng và bảo mật sẽ tăng trưởng vượt bậc.
Đó là dự báo được Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDG) đưa ra trong buổi họp báo giới thiệu Hội thảo - Triển lãm Quốc gia về An ninh bảo mật - Security World lần thứ 6 sẽ chính thức diễn ra trong 2 ngày từ ngày 5-6/4, tại Hà Nội với chủ đề: “Bảo đảm an ninh thông tin của tổ chức trong một thế giới kết nối”.
Theo IDG, năm 2010 đánh dấu sự phát triển vũ bão của công nghệ với sự lên ngôi của smartphone (điện thoại thông minh) và máy tính bảng cho phép người sử dụng trải nghiệm mọi tính năng, phần mềm tương tác hoàn hảo nhất. Ngoài ra, nhắc tới những đột phá trong năm 2010 cũng không thể không nhắc tới sự mở rộng các dịch vụ đám mây, điện toán di động và mạng xã hội. Dự báo trong năm 2011 các dịch vụ này sẽ phát triển vượt bậc tạo nên một hướng chính mới cho công nghiệp CNTT nhưng cũng đồng thời tiềm ẩn nhiều nguy cơ mới về an ninh bảo mật.
Không nằm ngoài xu thế của thế giới, năm 2010 cũng được đánh giá là năm với nhiều thành công và sự tiến bộ vượt bậc của nền công nghệ thông tin (CNTT) tại Việt Nam. Tổng doanh thu ngành công nghiệp CNTT ước tính đạt 7,4 tỉ USD, tốc độ tăng trưởng đạt 20%.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án "Đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về CNTT" vào năm 2020, đồng thời ban hành “Quy hoạch an ninh thông tin số quốc gia 2010-2020” thể hiện rõ mức độ quan tâm và đầu tư của Chính phủ dành cho lĩnh vực CNTT-TT - con đường nhanh nhất rút ngắn khoảng cách giữa Việt Nam với thế giới.
Tuy nhiên, sự phát triển nhanh và mạnh của CNTT trong năm qua cũng phát sinh nhiều lỗ hổng trong công tác an ninh bảo mật và năm 2010 cũng được đánh giá là năm khá “nóng bỏng” về an ninh thông tin.
Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp cũng phải đối mặt với việc hình thành và lan tràn nhiều biến thể virus mới, việc tấn công trên mạng ngày càng nở rộ với quy mô mang tính chất quốc tế rõ rệt và với mục đích vụ lợi và đánh cắp tài chính; các website trong nước liên tiếp bị tấn công với mức độ phức tạp gia tăng; việc lừa đảo trực tuyến các email bằng tiếng việt đã bắt đầu xuất hiện và phát tán rộng,…
Chính vì thế, theo nghiên cứu mới nhất của IDC khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, viễn cảnh của ngành công nghiệp an ninh thông tin được dự báo sẽ rất khả quan trong năm 2011. Sự tăng trưởng của thị trường phần mềm bảo mật được thúc đẩy nhờ những nguy cơ ngày một tăng và nhu cầu quản lý bảo mật của từng tổ chức và người dùng cũng vì thế tăng theo.
Ban tổ chức thông tin, Security World 2011 sẽ tập trung giới thiệu các giải pháp bảo mật với hiệu quả cao, đầu tư hợp lí giúp các doanh nghiệp và tổ chức có thể tối ưu hóa lợi ích từ những đầu tư về bảo mật, chủ động đón đầu những xu thế mới về công nghệ và an ninh bảo mật. Sự kiện do Cục Tin học Nghiệp vụ, Tổng Cục Hậu cần - Kỹ Thuật, Bộ Công An, Trung tâm Ứng cứu Khẩn cấp Máy tính Việt Nam (VNCERT) và IDG phối hợp tổ chức.
Đó là dự báo được Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDG) đưa ra trong buổi họp báo giới thiệu Hội thảo - Triển lãm Quốc gia về An ninh bảo mật - Security World lần thứ 6 sẽ chính thức diễn ra trong 2 ngày từ ngày 5-6/4, tại Hà Nội với chủ đề: “Bảo đảm an ninh thông tin của tổ chức trong một thế giới kết nối”.
Theo IDG, năm 2010 đánh dấu sự phát triển vũ bão của công nghệ với sự lên ngôi của smartphone (điện thoại thông minh) và máy tính bảng cho phép người sử dụng trải nghiệm mọi tính năng, phần mềm tương tác hoàn hảo nhất. Ngoài ra, nhắc tới những đột phá trong năm 2010 cũng không thể không nhắc tới sự mở rộng các dịch vụ đám mây, điện toán di động và mạng xã hội. Dự báo trong năm 2011 các dịch vụ này sẽ phát triển vượt bậc tạo nên một hướng chính mới cho công nghiệp CNTT nhưng cũng đồng thời tiềm ẩn nhiều nguy cơ mới về an ninh bảo mật.
Không nằm ngoài xu thế của thế giới, năm 2010 cũng được đánh giá là năm với nhiều thành công và sự tiến bộ vượt bậc của nền công nghệ thông tin (CNTT) tại Việt Nam. Tổng doanh thu ngành công nghiệp CNTT ước tính đạt 7,4 tỉ USD, tốc độ tăng trưởng đạt 20%.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án "Đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về CNTT" vào năm 2020, đồng thời ban hành “Quy hoạch an ninh thông tin số quốc gia 2010-2020” thể hiện rõ mức độ quan tâm và đầu tư của Chính phủ dành cho lĩnh vực CNTT-TT - con đường nhanh nhất rút ngắn khoảng cách giữa Việt Nam với thế giới.
Tuy nhiên, sự phát triển nhanh và mạnh của CNTT trong năm qua cũng phát sinh nhiều lỗ hổng trong công tác an ninh bảo mật và năm 2010 cũng được đánh giá là năm khá “nóng bỏng” về an ninh thông tin.
Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp cũng phải đối mặt với việc hình thành và lan tràn nhiều biến thể virus mới, việc tấn công trên mạng ngày càng nở rộ với quy mô mang tính chất quốc tế rõ rệt và với mục đích vụ lợi và đánh cắp tài chính; các website trong nước liên tiếp bị tấn công với mức độ phức tạp gia tăng; việc lừa đảo trực tuyến các email bằng tiếng việt đã bắt đầu xuất hiện và phát tán rộng,…
Chính vì thế, theo nghiên cứu mới nhất của IDC khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, viễn cảnh của ngành công nghiệp an ninh thông tin được dự báo sẽ rất khả quan trong năm 2011. Sự tăng trưởng của thị trường phần mềm bảo mật được thúc đẩy nhờ những nguy cơ ngày một tăng và nhu cầu quản lý bảo mật của từng tổ chức và người dùng cũng vì thế tăng theo.
Ban tổ chức thông tin, Security World 2011 sẽ tập trung giới thiệu các giải pháp bảo mật với hiệu quả cao, đầu tư hợp lí giúp các doanh nghiệp và tổ chức có thể tối ưu hóa lợi ích từ những đầu tư về bảo mật, chủ động đón đầu những xu thế mới về công nghệ và an ninh bảo mật. Sự kiện do Cục Tin học Nghiệp vụ, Tổng Cục Hậu cần - Kỹ Thuật, Bộ Công An, Trung tâm Ứng cứu Khẩn cấp Máy tính Việt Nam (VNCERT) và IDG phối hợp tổ chức.