10 lý do nghi người Mỹ chưa từng lên mặt trăng

COMMANDO

Active Member
Những người hoài nghi cuộc đổ bộ lên mặt trăng của tàu Apollo 11 cách đây 40 năm đưa ra nhiều lý lẽ để chứng minh rằng sự kiện đó chỉ xảy ra trong một trường quay nào đó. Dưới đây là 10 lý do được quan tâm nhất.


1. Khi hai nhà du hành Neil Armstrong và Buzz Aldrin cắm lá cờ Mỹ, nó đã bay phần phật. Nhưng trên mặt trăng không có gió. Vậy cái gì đã làm cờ bay?

2. Không có bất kỳ ngôi sao nào xuất hiện trong những bức ảnh và phim về cuộc đổ bộ.

3. Tàu vũ trụ thường tạo ra hố trên các bề mặt khi hạ cánh. Thế nhưng người ta không nhìn thấy bất kỳ hố nào trong các bức ảnh.

4. Khoang đổ bộ nặng 17 tấn song chẳng để lại dấu vết đáng chú ý nào trên cát, trong khi bước chân của hai nhà du hành lại hiện rõ.

5. Mặt trăng không có hơi ẩm, không khí và lực hấp dẫn của nó cũng yếu, nhưng dấu chân của hai nhà du hành tồn tại khá lâu, như thể chúng được tạo ra trên cát ướt.

6. Lúc khoang đổ bộ rời khỏi mặt trăng, người ta không nhìn thấy khói bốc ra từ tên lửa đẩy.

7. Nếu "tua nhanh" đoạn phim về cuộc đi bộ của các nhà du hành trên mặt trăng vào năm 1969, bạn sẽ cảm tưởng như người ta ghi hình những bước chân ấy trên trái đất rồi giảm tốc độ khung hình.

8. Lẽ ra các nhà du hành không thể sống sót sau khi phơi nhiễm với vành đai bức xạ Van Allen - hai vòng tròn đồng tâm gồm các hạt mang điện tích bị từ trường của trái đất giữ lại. Vòng tròn bên trong cách mặt đất 1.000km và vòng ngoài kết thúc ở độ cao 25.000km.

9. Những viên đá mà hai phi hành gia đem về từ mặt trăng giống hệt đá ở Nam Cực.

10. Tất cả 6 lần đổ bộ lên mặt trăng của Mỹ đều diễn ra trong thời gian cầm quyền của tổng thống Richard Nixon. Sau đó không có bất kỳ vị tổng thống nào tuyên bố đưa được phi hành gia lên mặt trăng, dù trình độ khoa học kỹ thuật phát triển rất nhanh trong suốt 40 năm qua.

Để chấm dứt những lời đồn đoán ngày càng tăng của dư luận, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) phát hành một cuốn sách dày 30.000 trang để chứng minh rằng cuộc đổ bộ vào năm 1969 thực sự xảy ra.

Trong cuốn sách NASA giải thích rằng lá cờ bay vì khi Armstrong và Aldrin cắm cờ, họ phải xoay cán để nó ngập sâu xuống bề mặt. Chính thao tác xoay cán khiến lá cờ bay. Do mặt trăng không có bầu khí quyển nên cờ không chịu lực ma sát do cọ xát với không khí. Nhờ đó mà nó vẫn tiếp tục lay động sau khi hai nhà du hành vũ trụ bước tới chỗ khác.

Về nghi vấn thứ hai, NASA khẳng định những ngôi sao không xuất hiện trên bầu trời của mặt trăng vì ánh sáng của chúng bị lu mờ bởi ánh sáng từ trái đất và bề mặt sáng rực của mặt trăng.

Minh Long (theo Telegraph)

Nguồn : vnexpress.net
http://www.vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2009/07/3BA1140A/
 

catanaccio

New Member
Ðề: 10 lý do nghi người Mỹ chưa từng lên mặt trăng

Chắc chắn NASA ko ngu đến mức để lại những dấu vết sơ đẳng thế để người đời phát hiện ra nếu như thực sự họ ko lên được mặt trăng.
Mà cái này ...cũng khá cổ rồi bác ạ
 

Lioncoeur

New Member
Ðề: 10 lý do nghi người Mỹ chưa từng lên mặt trăng

Chắc chắn NASA ko ngu đến mức để lại những dấu vết sơ đẳng thế để người đời phát hiện ra nếu như thực sự họ ko lên được mặt trăng.
Mà cái này ...cũng khá cổ rồi bác ạ

Hìhì, thứ nhất mấy cái đó không phải là sơ đẳng.
Thứ hai là mấy cái đó có nghĩ tới cũng không biết làm sao che dấu với kỹ xảo điện ảnh của những năm đó :D
 

vkc

Well-Known Member
Ðề: 10 lý do nghi người Mỹ chưa từng lên mặt trăng

Phim gốc về cuộc đổ bộ mặt trăng bị xóa

Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) hôm qua thừa nhận những thước phim gốc về chuyến thám hiểm mặt trăng đầu tiên của loài người đã bị xóa. Nhưng họ khẳng định những đoạn băng sao chép được phục hồi có chất lượng cao hơn
.


Lunar1.jpg

Khoang đổ bộ với hai phi hành gia Neil Armstrong và Buzz Aldrin bên trong, đáp xuống mặt trăng. Ảnh được chụp từ khoang điều khiển trên quỹ đạo mặt trăng. Ảnh: NASA.


Năm 2006, NASA từng thông báo rằng không ai có thể tìm thấy những đoạn băng video gốc về cuộc đổ bộ mặt trăng đầu tiên trong lịch sử nhân loại của hai phi hành gia Neil Armstrong và Buzz Aldrin ngày 20/7/1969. Kể từ đó, Richard Nafzger - một kỹ sư làm việc tại Trung tâm vũ trụ Goddard (bang Maryland) thuộc NASA đã dành nhiều thời gian để tìm kiếm chúng. Ông cũng chính là người phụ trách việc phát sóng cuộc hành trình của tàu Apollo 11 lên tivi năm xưa.

Cuối cùng Nafzger cũng tìm thấy những chiếc băng gốc, nhưng điều gây ngạc nhiên là người ta đã xóa nội dung trong các cuốn băng để dùng các cuốn băng này ghi hình nội dung khác nhằm tiết kiệm tiền. "Lúc ấy mục tiêu chính của chúng tôi là chương trình truyền hình trực tiếp trên tivi. Sau đó chẳng ai quan tâm tới những cuốn băng nữa", Nafzger phát biểu.

Những cuốn băng từng lưu giữ hình ảnh cuộc đổ bộ lịch sử lên mặt trăng mà Nafzger tìm thấy chỉ là một phần nhỏ trong số hơn 200.000 cuốn mà người ta đã xóa đi để tái sử dụng. May mắn là các chuyên gia của NASA đã tìm thấy những đoạn băng video tin tức của kênh CBS và vài băng kinescope (tiền thân của băng video, được dùng để thu lại các chương trình truyền hình trực tiếp thời đó) trong kho của Trung tâm vũ trụ Johnson. Tất cả đều ở trong tình trạng tốt nên hình ảnh về chuyến đổ bộ của tàu Apollo 11 không bị biến mất vĩnh viễn.

Lunar4.jpg

Dấu giày của phi hành gia Buzz Aldrin trên mặt trăng. Ảnh: NASA.

Lowry, công ty nổi tiếng nhờ phục hồi các phim cũ của Hollywood, đã số hóa những đoạn băng video nói trên. Họ cũng bổ sung hình ảnh và dữ liệu để tăng chất lượng của phim. Chính việc một công ty có trụ sở tại Hollywood tham gia phục hồi các đoạn băng video có thể khiến người ta nghĩ rằng cuộc đổ bộ lên mặt trăng của NASA được dàn dựng tại một phim trường hoặc căn cứ quân sự nào đó. Nhưng Nafzger không lo ngại điều này.

Mike Inchalik, giám đốc phụ trách mảng số hóa dữ liệu của công ty Lowry, nhận định: "Công ty chỉ phục hồi những đoạn phim lịch sử. Những người hoài nghi về cuộc đổ bộ sẽ vẫn tiếp tục tin vào giả thuyết của họ dù các đoạn băng video có được phục hồi hay không".

Trong khi đó NASA cho biết, một số đoạn băng sao chép về cuộc đổ bộ lên mặt trăng đầu tiên có thể vẫn còn nằm đâu đó trong một trung tâm chuyển đổi dữ liệu video của họ tại Sydney, Australia. Còn theo Nafzger, ai đó ở Sydney cũng ghi lại chương trình truyền hình trực tiếp năm 1969. "Đó không phải là những đoạn băng chính thức, nhưng giờ đây chúng trở nên quý giá", ông nhận xét.

Hôm qua NASA cũng cho công bố những đoạn băng sao chép đầu tiên về cuộc đổ bộ lên mặt trăng. Trong những đoạn phim có cảnh hai phi hành gia eil Armstrong và Buzz Aldrin bước trên hành tinh này. NASA đã đưa chúng lên trang web của cơ quan này (http://www.nasa.gov) và toàn bộ phim ở dạng số hóa sẽ được công bố vào tháng 9 năm nay.

Xem đoạn video đã phục chế ở đây.


Minh Long (theo AP)​

http://vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2009/07/3BA11578/
 
Bên trên