Theo MacRumor, bang Oregon ở Mỹ vừa ký quyết định ban hành đạo luật đảm bảo quyền được sửa chữa thiết bị của người dân, mang tên Right to Repair Act. Sau khi đạo luật được thông qua, các hãng công nghệ như Apple không thể yêu cầu khách hàng sử dụng linh kiện được xác thực có nguồn gốc chính hãng nữa.
Thay vào đó, người tiêu dùng có toàn quyền lựa chọn thay thế linh kiện mới từ hãng, linh kiện đã qua sử dụng hoặc do bên thứ 3 cung cấp. Đây là điều mà Apple luôn phản đối nhưng bị công chúng chỉ trích là hành vi nhằm “bòn rút ví tiền khách hàng”.
Apple đã tung ra các bộ kit sửa chữa cho cửa hàng sửa chữa độc lập lẫn người tiêu dùng, nhưng linh kiện để sửa thì vẫn phải mua trực tiếp từ Apple với chi phí đắt đỏ. Tất cả linh kiện đều có mã nhận diện bằng phần mềm nhằm ngăn chặn việc sửa chữa trái phép, tận dụng các thành phần từ bên thứ ba.
Luật này cũng yêu cầu không đưa ra cảnh báo khi linh kiện thay thế không có nguồn gốc chính hãng. Đây là điều mà Apple đang làm khi bạn thay thế pin, màn hình hoặc thành phần nào đó mà nguồn gốc không do họ cung cấp.
Trang công nghệ iFixit đánh giá cao đạo luật của bang Oregon. Nhấn mạnh nó chấm dứt sự độc quyền trong việc sửa chữa thiết bị, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Việc loại bỏ hạn chế khi lắp các bộ phận thay thế sẽ tạo điều kiện cho những cửa hàng sửa chữa độc lập làm việc sâu hơn mà không cần phải dựa vào nguồn cung từ Apple. Qua đó giảm chi phí sửa chữa.
Ngoài ra, luật còn yêu cầu các công ty cung cấp các bộ phận, công cụ, tài liệu và phần mềm cho điện thoại thông minh được sản xuất từ năm 2021 trở lên. Đối với các thiết bị điện tử khác như máy tính, nó được áp dụng cho các thiết bị sản xuất từ năm 2015 trở đi.
Dù vậy, Apple không ủng hộ dự luật này của bang Orego. Công ty cảnh báo điều này sẽ dẫn đến nhiều vấn đề về an toàn và bảo mật cho người tiêu dùng.
Theo VN review
Thay vào đó, người tiêu dùng có toàn quyền lựa chọn thay thế linh kiện mới từ hãng, linh kiện đã qua sử dụng hoặc do bên thứ 3 cung cấp. Đây là điều mà Apple luôn phản đối nhưng bị công chúng chỉ trích là hành vi nhằm “bòn rút ví tiền khách hàng”.
Apple đã tung ra các bộ kit sửa chữa cho cửa hàng sửa chữa độc lập lẫn người tiêu dùng, nhưng linh kiện để sửa thì vẫn phải mua trực tiếp từ Apple với chi phí đắt đỏ. Tất cả linh kiện đều có mã nhận diện bằng phần mềm nhằm ngăn chặn việc sửa chữa trái phép, tận dụng các thành phần từ bên thứ ba.
Luật này cũng yêu cầu không đưa ra cảnh báo khi linh kiện thay thế không có nguồn gốc chính hãng. Đây là điều mà Apple đang làm khi bạn thay thế pin, màn hình hoặc thành phần nào đó mà nguồn gốc không do họ cung cấp.
Trang công nghệ iFixit đánh giá cao đạo luật của bang Oregon. Nhấn mạnh nó chấm dứt sự độc quyền trong việc sửa chữa thiết bị, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Việc loại bỏ hạn chế khi lắp các bộ phận thay thế sẽ tạo điều kiện cho những cửa hàng sửa chữa độc lập làm việc sâu hơn mà không cần phải dựa vào nguồn cung từ Apple. Qua đó giảm chi phí sửa chữa.
Ngoài ra, luật còn yêu cầu các công ty cung cấp các bộ phận, công cụ, tài liệu và phần mềm cho điện thoại thông minh được sản xuất từ năm 2021 trở lên. Đối với các thiết bị điện tử khác như máy tính, nó được áp dụng cho các thiết bị sản xuất từ năm 2015 trở đi.
Dù vậy, Apple không ủng hộ dự luật này của bang Orego. Công ty cảnh báo điều này sẽ dẫn đến nhiều vấn đề về an toàn và bảo mật cho người tiêu dùng.
Theo VN review