Bui An
Lãng Khách
Năm 2024, người ta nói nhiều về AI hơn, các công ty AI cũng mọc lên như nấm sau mưa, công ty chuyên bán card đồ họa AI thì lên top trị giá cao nhất thế giới. Còn ở mảng TV, các hãng lớn đều giới thiệu về con chip AI của hãng, Samsung cũng có mà Sony cũng có.
Nhưng tất nhiên không phải hãng nào cũng giống hãng nào, mỗi hãng có một thế mạnh khác nhau. Theo Sony, hãng đã sử dụng bộ xử lý nhận thức XR cho các dòng TV ra mắt từ năm 2021, và hãng cho biết rằng bộ xử lý XR còn thông minh hơn cả AI.
Bên trái là Samsung 65QN85D, bên phải là Sony BRAVIA 7
Một trong những nhu cầu thiết yếu và quan trọng nhất của người dùng TV chất lượng cao kích thước lớn đó là xem phim. Trải nghiệm “rạp hát tại gia” luôn là một trong những yếu tố tiên quyết, quyết định việc chọn mua một chiếc TV phù hợp nhất cho mình. Cùng HDvietnam thực hiện bài so sánh chất lượng hình ảnh của Sony BRAVIA 7 và Samsung 65QN85D, để xem trải nghiệm phim ảnh của 2 dòng TV này khác biệt ra sao.
Thiết kế
Năm 2024, không có quá nhiều thay đổi trong triết lý thiết kế của 2 dòng TV này, vẫn là kiểu thiết kế đơn giản, tinh tế, đẹp và sang trọng với viền màn hình rất nhỏ. Sony thì có kiểu thiết kế nhôm nguyên khối liền mạch, nhằm tối ưu cho mọi không gian khác nhau.
Chân đế có thể lắp được 4 kiểu khác nhau, phù hợp với việc đặt soundbar ngay dưới TV nếu cần
Đánh giá chung thì cả 2 chiếc TV này đều không quá đặc biệt về thiết kế. Tuy nhiên, với chân đế thì Samsung và Sony có sự khác biệt rõ rệt. Dòng TV Sony có chân đế hướng tới khả năng “linh hoạt” trong sử dụng hơn, khi năm nay họ mang đến cho người dùng đến 4 kiểu lắp chân đế khác nhau, bao gồm: kiểu tiêu chuẩn, kiểu chân cao để cùng với loa thanh, kiểu chân hẹp cho không gian nhỏ, kiểu chân giữa để cùng với loa thanh.
Với cách thức bố trí chân đế linh hoạt như vậy, người dùng có thể dễ dàng đặt thêm soundbar ngay phía dưới TV, để có thể tăng “sức mạnh” cho hệ thống âm thanh. Còn với TV Samsung, chân đế đặt ngay ở giữa nên sounbar sẽ hơi khó bố trí một chút. Từ đó có thể thấy Sony đã nghĩ đến “trải nghiệm xem phim” ngay cả trong việc thiết kế công năng sử dụng của chiếc TV từ trước rồi.
Một điểm nữa mình khá thích ở dòng TV Sony BRAVIA 7 năm nay là remote đã được làm khá là nhỏ gọn hơn so với những năm trước. Trên đó cũng có sẵn các nút bấm chức năng nhanh như là Youtube, Netflix … để người dùng có thể trải nghiệm phim ảnh ngay lập tức chỉ cần một nút bấm.
Trải nghiệm xem phim chất lượng cao
Xem phim thì có nhiều loại, người xem phim cũng có nhiều phong cách khác nhau, nhưng các videophile thì luôn muốn được xem phim với chất lượng cao nhất, mà muốn có chất lượng cao nhất thì phải có nguồn (source) tốt nhất. Nguồn phim (dành cho gia đình) tốt nhất hiện nay là đĩa Bluray 4K gốc (gốc ở đây để phân biệt với phim bluray đã encode xuống x265 hoặc x264). Chính vì vậy, HDvietnam dùng những phim bluray 4K gốc để test trước.
Bên trái là Samsung 65QN85D, bên phải là Sony BRAVIA 7
Xem video màu sắc tươi tắn thì không quá nhiều khác biệt, dù vẫn dễ dàng nhận ra sự khác nhau
Với các video chất lượng cao, bitrate đạt từ 30 mbps trở lên, các tín hiệu đầu vào tốt, cả 2 chiếc TV đều cho ra hình ảnh rất đẹp. Chip AI mỗi hãng có cách xử lý khác nhau để phân vùng sáng tối, tái tạo màu sắc, cân chỉnh tương phản. Như trong các hình chụp ghi lại, khi phát những clip nhiều màu sắc, ánh sáng tốt, TV Samsung QN85D và Sony BRAVIA 7 đều cho người xem trải nghiệm ấn tượng. Dù vậy, khi để ý kỹ thì tương phản và độ chuyển màu của TV Sony sẽ mượt hơn.
Cảnh trong phim Madam Webb
Còn khi bắt đầu test với các phim bom tấn mới chiếu gần đây như Madam Webb hay Spider-man (đều của Sony Pictures sản xuất) thì đã có sự khác biệt rõ rệt trong cách xử lý ánh sáng, mỗi TV cho ra một tông màu khác nhau, cũng như trải nghiệm điện ảnh khác nhau. BRAVIA 7 cho độ tương phản tốt hơn hẳn với dải màu đen rất sâu. Có lẽ điều này có được nhờ dòng TV này dùng tấm nền mini-LED 4K có mật độ đèn LED dày hơn các TV LED cao cấp, kết hợp với công nghệ kiểm soát đèn nền XR Backlight Master Drive, từ đó độ tương phản rất đặc biệt, rất cao và sâu thăm thẳm.
Bên trái là Samsung 65QN85D, bên phải là Sony BRAVIA 7
Theo đánh giá (bằng máy móc) của trang Rtings (https://www.rtings.com/tv/reviews/sony/BRAVIA-7-qled), Sony BRAVIA 7 có 480 zone cho local dimming (vùng điều khiển ánh sáng), còn Samsung 65QN85D chỉ có 160 zone cho local dimming. Chúng ta đều biết, việc có càng nhiều vùng điều chỉnh ánh sáng, mật độ càng dày càng cao thì việc căn chỉnh ánh sáng theo tín hiệu sẽ chính xác hơn, đúng màu hơn, đúng độ tương phản hơn từ đó mang lại chất lượng hình ảnh tốt nhất, chân thực nhất, hiệu ứng rõ ràng nhất.
Còn theo đánh giá (bằng mắt) của HDvietnam, cũng có thể dễ dàng nhận thấy việc xử lý ánh sáng của Sony tốt hơn hẳn Samsung, từ đó chất lượng hình ảnh khi xem phim chất lượng cao sẽ tốt hơn.
Trải nghiệm xem phim trên Netflix, Youtube
Không phải lúc nào chúng ta cũng có phim bluray 4K, nhiều phim chỉ có ở Netflix, và ứng dụng này cũng ngày một phổ biến vì sự thuận tiện của nó, dù chất lượng phim không được cao, bitrate khá thấp so với Bluray 4K. Nhưng chắc chắn đây là sẽ là trải nghiệm xem phim mà người dùng sử dụng thường xuyên nhất, đặc biệt là học sinh sinh viên, phụ nữ nội trợ, nhân viên văn phòng và người lớn tuổi.
Một điểm nữa là phim Netflix đa số không có 4K, mà nếu có 4K thì với đường truyền internet ở Việt Nam, rất ít khi mà lên được 4K (do Netflix cũng không công bố chất lượng hình ảnh khi phát). Từ đó cho thấy chất lượng đầu vào của Netflix sẽ thường xuyên là 1080p. Khi đó, con chip AI của TV sẽ bắt đầu hoạt động để upscale hình ảnh real-time, để đưa lên thành 4K và trình diễn lên màn hình TV. Vậy là bên cạnh tấm nền, bộ xử lý ánh sáng, giờ cả chip AI cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh.
So sánh khi phát Netflix cùng một phim trên TV Sony BRAVIA 7 và Samsung QN85D sẽ thấy mỗi TV thể hiện một tone màu khác nhau, các vùng chuyển sáng tối cũng khác nhau. Bộ xử lý AI của Sony, gọi là bộ xử lý nhận thức Processor XR kết hợp cùng công nghệ XR Clear Image cải thiện độ rõ nét của hình ảnh và giảm nhiễu khi nâng cấp nội dung chất lượng thấp đã phát huy sức mạnh. Nhờ đó giúp cho trải nghiệm khi xem phim trên Netflix với TV Sony sẽ tốt hơn so với TV Samsung, từ độ tương phản, màu sắc và cả độ nét, độ nhiễu hạt.
Kết quả mà HDvietnam test thực tế với video từ Netflix cũng khá tương đồng với trang đánh giá uy tín Rtings khi họ test khả năng Upscale của 2 chiếc TV này, khi Sony đạt điểm 9.0, còn Samsung chỉ đạt 7.5.
Youtube cũng tương tự như Netflix, nhưng chất lượng video của Youtube còn thấp hơn cả Netflix, nên đa số người dùng sẽ xem MV ca nhạc, gamshow giải trí trên đó, chứ xem phim thì thực sự không nên xem trên Youtube. Khi so sánh xem Youtube trên 2 chiếc TV này thì Sony cũng hơn hẳn.
Tuy nhiên, TV Samsung tỏ ra trội hơn TV một chút khi xem ở góc nghiêng, do lớp phủ của 2 dòng TV này khác nhau.
Trải nghiệm HDR Dolby Vision
HDR là tính năng không thể thiếu ở những dòng TV cao cấp, để có thể cải thiện hình ảnh một cách tốt nhất, cũng như phát huy được source phim HDR một cách hiệu quả nhất. Để ra được hiệu ứng HDR vừa đẹp, vừa chân thực thì cần 3 yếu tố, nguồn phim phải là HDR, bộ xử lý HDR và tấm nền hiển thị được HDR. Với Sony BRAVIA 7 thì đang được trang bị chuẩn HDR Dolby Vision, còn Samsung thì trang bị HDR 10+. Như chúng ta đã biết, HDR Dolby Vision là chuẩn HDR tốt nhất, đẹp nhất thế giới hiện nay.
Bên trái là Samsung 65QN85D, bên phải là Sony BRAVIA 7
HDvietnam test khả năng trình diễn HDR bằng những video 4K chất lượng cao và đặc biệt là có HDR Dolby Vision. Hãy lưu ý một điều rằng những phim Bluray 4K không phải phim nào cũng có HDR Dolby Vision (ký hiệu bằng chữ DV), mà có khi nó chỉ có HDR thông thường. Nên để test được chuẩn thì phải dùng phim có HDR DV. Thực tế cho thấy TV của Sony đã phát phim 4K HDR tốt hơn hẳn, đặc biệt là các vùng tối tạo được sự rõ ràng trong chi tiết nhưng vẫn đảm bảo độ nổi khối cho khung cảnh trong phim.
Quay trở lại với trang đánh giá Rtings uy tín, họ cũng đã chấm TV của Sony 9.3 điểm, so với TV Samsung là 8.6 điểm. Kết quả này phù hợp với những gì bằng mắt thường quan sát được với những hình ảnh HDR được chiếu song song trên 2 chiếc TV đặt cạnh nhau.
Một điểm đặc biệt nữa là trên dòng TV Sony BRAVIA 7, ở ngay chính ứng dụng Netflix, người dùng có thể bật tắt và tùy chỉnh các chế độ HDR Dolby Vision (tất nhiên là với những phim có HDR DV), có cả chế độ sống động hay sáng hoặc tối, tùy theo sở thích, cách tái tạo ánh sáng màu sắc, để lựa chọn. Mỗi người có thể chọn nhanh ngay lập tức chế độ HDR cho mình chỉ bằng một nút bấm. Điều này thì không có trên app Netflix của Samsung, vì ngay chính TV Samsung cũng không có HDR Dolby Vision, nên trong app Netflix không thể có sẵn được.
Trải nghiệm âm thanh
Âm thanh là phần quan trọng khi chúng ta xem phim tại nhà, để đảm bảo được hiệu ứng âm thanh trong phim, cần thứ nhất là công suất loa cao, thứ nhì là số lượng loa đủ để có thể đánh ra các hướng khác nhau, trong những cảnh cháy nổ, hành động.
Đối với TV Sony, hãng trang bị cho dòng BRAVIA 7 đến 4 loa, tổng công suất lên đến 40W. Chính vì vậy mà âm thanh phát ra rất “có lực”, tiếng bass rất chắc chắn, mạnh mẽ, đủ độ trầm để tạo ra những hạ âm quan trọng trong phim như tiếng bom nổ. Tiếng mid rất trong và rõ nét, tiếng treble lên cao nhưng không gắt, có độ dày tốt. Chính vì vậy mà không chỉ xem phim, khi nghe nhạc trên chiếc TV này cũng hay hơn hẳn khi nghe trên TV Samsung QN85D.
Hệ điều hành Android vẫn linh hoạt hơn Tizen
Hệ điều hành của 2 chiếc TV này thì năm nay cũng vẫn không có quá nhiều thay đổi, trừ việc bố trí sắp xếp icon trên TV Sony hơi khác một chút.
Hệ điều hành Anroid TV của Sony vẫn tỏ ra ưu thế hơn hẳn hệ điều hành đóng như Tizen trên TV Samsung. Trợ lý ảo Google Assistant cũng vượt trội. Ngoài ra cũng có thể cài được những app xem phim đặc biệt lên TV Sony, kiểu như app Kodi hay Plex để tận dụng kho phim cá nhân hoặc là kho phim lưu trên cloud. Những điểm này trong những bài so sánh TV những năm trước HDvietnam đã nói rồi, năm nay không nói lại nữa.
Tổng kết
Sau khi thực hiện các bài test so sánh, có thể nhận thấy rằng TV Sony BRAVIA 7 cho trải nghiệm xem phim tại gia tốt hơn hẳn so với Samsung QN85D, nhờ vào chip AI xử lý hình ảnh, tương phản, màu sắc và HDR đều tốt. Thêm vào đó là chất lượng âm thanh cũng uy lực hơn. Bù lại TV Samsung cho góc nhìn khi ngồi lệch tốt hơn, còn TV Sony nếu không ngồi lệch góc quá nhiều thì không ảnh hưởng gì cả.
TV Sony BRAVIA 7: https://www.sony.com.vn/bravia/products/bravia-7?cid=cmp-apac-164256
TV Samsung QN85D: https://www.samsung.com/vn/tvs/qled-tv/qn85d-55-inch-neo-qled-4k-tizen-os-smart-tv-qa55qn85dbkxxv/
Video so sánh 2 TV, cả 2 để chế độ Standard, không chỉnh gì thêm, phát từ 1 nguồn và chia dây HDMI ra để đồng bộ
Nhưng tất nhiên không phải hãng nào cũng giống hãng nào, mỗi hãng có một thế mạnh khác nhau. Theo Sony, hãng đã sử dụng bộ xử lý nhận thức XR cho các dòng TV ra mắt từ năm 2021, và hãng cho biết rằng bộ xử lý XR còn thông minh hơn cả AI.
Bên trái là Samsung 65QN85D, bên phải là Sony BRAVIA 7
Một trong những nhu cầu thiết yếu và quan trọng nhất của người dùng TV chất lượng cao kích thước lớn đó là xem phim. Trải nghiệm “rạp hát tại gia” luôn là một trong những yếu tố tiên quyết, quyết định việc chọn mua một chiếc TV phù hợp nhất cho mình. Cùng HDvietnam thực hiện bài so sánh chất lượng hình ảnh của Sony BRAVIA 7 và Samsung 65QN85D, để xem trải nghiệm phim ảnh của 2 dòng TV này khác biệt ra sao.
Thiết kế
Năm 2024, không có quá nhiều thay đổi trong triết lý thiết kế của 2 dòng TV này, vẫn là kiểu thiết kế đơn giản, tinh tế, đẹp và sang trọng với viền màn hình rất nhỏ. Sony thì có kiểu thiết kế nhôm nguyên khối liền mạch, nhằm tối ưu cho mọi không gian khác nhau.
Chân đế có thể lắp được 4 kiểu khác nhau, phù hợp với việc đặt soundbar ngay dưới TV nếu cần
Đánh giá chung thì cả 2 chiếc TV này đều không quá đặc biệt về thiết kế. Tuy nhiên, với chân đế thì Samsung và Sony có sự khác biệt rõ rệt. Dòng TV Sony có chân đế hướng tới khả năng “linh hoạt” trong sử dụng hơn, khi năm nay họ mang đến cho người dùng đến 4 kiểu lắp chân đế khác nhau, bao gồm: kiểu tiêu chuẩn, kiểu chân cao để cùng với loa thanh, kiểu chân hẹp cho không gian nhỏ, kiểu chân giữa để cùng với loa thanh.
Với cách thức bố trí chân đế linh hoạt như vậy, người dùng có thể dễ dàng đặt thêm soundbar ngay phía dưới TV, để có thể tăng “sức mạnh” cho hệ thống âm thanh. Còn với TV Samsung, chân đế đặt ngay ở giữa nên sounbar sẽ hơi khó bố trí một chút. Từ đó có thể thấy Sony đã nghĩ đến “trải nghiệm xem phim” ngay cả trong việc thiết kế công năng sử dụng của chiếc TV từ trước rồi.
Một điểm nữa mình khá thích ở dòng TV Sony BRAVIA 7 năm nay là remote đã được làm khá là nhỏ gọn hơn so với những năm trước. Trên đó cũng có sẵn các nút bấm chức năng nhanh như là Youtube, Netflix … để người dùng có thể trải nghiệm phim ảnh ngay lập tức chỉ cần một nút bấm.
Trải nghiệm xem phim chất lượng cao
Xem phim thì có nhiều loại, người xem phim cũng có nhiều phong cách khác nhau, nhưng các videophile thì luôn muốn được xem phim với chất lượng cao nhất, mà muốn có chất lượng cao nhất thì phải có nguồn (source) tốt nhất. Nguồn phim (dành cho gia đình) tốt nhất hiện nay là đĩa Bluray 4K gốc (gốc ở đây để phân biệt với phim bluray đã encode xuống x265 hoặc x264). Chính vì vậy, HDvietnam dùng những phim bluray 4K gốc để test trước.
Bên trái là Samsung 65QN85D, bên phải là Sony BRAVIA 7
Xem video màu sắc tươi tắn thì không quá nhiều khác biệt, dù vẫn dễ dàng nhận ra sự khác nhau
Với các video chất lượng cao, bitrate đạt từ 30 mbps trở lên, các tín hiệu đầu vào tốt, cả 2 chiếc TV đều cho ra hình ảnh rất đẹp. Chip AI mỗi hãng có cách xử lý khác nhau để phân vùng sáng tối, tái tạo màu sắc, cân chỉnh tương phản. Như trong các hình chụp ghi lại, khi phát những clip nhiều màu sắc, ánh sáng tốt, TV Samsung QN85D và Sony BRAVIA 7 đều cho người xem trải nghiệm ấn tượng. Dù vậy, khi để ý kỹ thì tương phản và độ chuyển màu của TV Sony sẽ mượt hơn.
Cảnh trong phim Madam Webb
Còn khi bắt đầu test với các phim bom tấn mới chiếu gần đây như Madam Webb hay Spider-man (đều của Sony Pictures sản xuất) thì đã có sự khác biệt rõ rệt trong cách xử lý ánh sáng, mỗi TV cho ra một tông màu khác nhau, cũng như trải nghiệm điện ảnh khác nhau. BRAVIA 7 cho độ tương phản tốt hơn hẳn với dải màu đen rất sâu. Có lẽ điều này có được nhờ dòng TV này dùng tấm nền mini-LED 4K có mật độ đèn LED dày hơn các TV LED cao cấp, kết hợp với công nghệ kiểm soát đèn nền XR Backlight Master Drive, từ đó độ tương phản rất đặc biệt, rất cao và sâu thăm thẳm.
Bên trái là Samsung 65QN85D, bên phải là Sony BRAVIA 7
Theo đánh giá (bằng máy móc) của trang Rtings (https://www.rtings.com/tv/reviews/sony/BRAVIA-7-qled), Sony BRAVIA 7 có 480 zone cho local dimming (vùng điều khiển ánh sáng), còn Samsung 65QN85D chỉ có 160 zone cho local dimming. Chúng ta đều biết, việc có càng nhiều vùng điều chỉnh ánh sáng, mật độ càng dày càng cao thì việc căn chỉnh ánh sáng theo tín hiệu sẽ chính xác hơn, đúng màu hơn, đúng độ tương phản hơn từ đó mang lại chất lượng hình ảnh tốt nhất, chân thực nhất, hiệu ứng rõ ràng nhất.
Còn theo đánh giá (bằng mắt) của HDvietnam, cũng có thể dễ dàng nhận thấy việc xử lý ánh sáng của Sony tốt hơn hẳn Samsung, từ đó chất lượng hình ảnh khi xem phim chất lượng cao sẽ tốt hơn.
Trải nghiệm xem phim trên Netflix, Youtube
Không phải lúc nào chúng ta cũng có phim bluray 4K, nhiều phim chỉ có ở Netflix, và ứng dụng này cũng ngày một phổ biến vì sự thuận tiện của nó, dù chất lượng phim không được cao, bitrate khá thấp so với Bluray 4K. Nhưng chắc chắn đây là sẽ là trải nghiệm xem phim mà người dùng sử dụng thường xuyên nhất, đặc biệt là học sinh sinh viên, phụ nữ nội trợ, nhân viên văn phòng và người lớn tuổi.
Một điểm nữa là phim Netflix đa số không có 4K, mà nếu có 4K thì với đường truyền internet ở Việt Nam, rất ít khi mà lên được 4K (do Netflix cũng không công bố chất lượng hình ảnh khi phát). Từ đó cho thấy chất lượng đầu vào của Netflix sẽ thường xuyên là 1080p. Khi đó, con chip AI của TV sẽ bắt đầu hoạt động để upscale hình ảnh real-time, để đưa lên thành 4K và trình diễn lên màn hình TV. Vậy là bên cạnh tấm nền, bộ xử lý ánh sáng, giờ cả chip AI cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh.
So sánh khi phát Netflix cùng một phim trên TV Sony BRAVIA 7 và Samsung QN85D sẽ thấy mỗi TV thể hiện một tone màu khác nhau, các vùng chuyển sáng tối cũng khác nhau. Bộ xử lý AI của Sony, gọi là bộ xử lý nhận thức Processor XR kết hợp cùng công nghệ XR Clear Image cải thiện độ rõ nét của hình ảnh và giảm nhiễu khi nâng cấp nội dung chất lượng thấp đã phát huy sức mạnh. Nhờ đó giúp cho trải nghiệm khi xem phim trên Netflix với TV Sony sẽ tốt hơn so với TV Samsung, từ độ tương phản, màu sắc và cả độ nét, độ nhiễu hạt.
Kết quả mà HDvietnam test thực tế với video từ Netflix cũng khá tương đồng với trang đánh giá uy tín Rtings khi họ test khả năng Upscale của 2 chiếc TV này, khi Sony đạt điểm 9.0, còn Samsung chỉ đạt 7.5.
Youtube cũng tương tự như Netflix, nhưng chất lượng video của Youtube còn thấp hơn cả Netflix, nên đa số người dùng sẽ xem MV ca nhạc, gamshow giải trí trên đó, chứ xem phim thì thực sự không nên xem trên Youtube. Khi so sánh xem Youtube trên 2 chiếc TV này thì Sony cũng hơn hẳn.
Tuy nhiên, TV Samsung tỏ ra trội hơn TV một chút khi xem ở góc nghiêng, do lớp phủ của 2 dòng TV này khác nhau.
Trải nghiệm HDR Dolby Vision
HDR là tính năng không thể thiếu ở những dòng TV cao cấp, để có thể cải thiện hình ảnh một cách tốt nhất, cũng như phát huy được source phim HDR một cách hiệu quả nhất. Để ra được hiệu ứng HDR vừa đẹp, vừa chân thực thì cần 3 yếu tố, nguồn phim phải là HDR, bộ xử lý HDR và tấm nền hiển thị được HDR. Với Sony BRAVIA 7 thì đang được trang bị chuẩn HDR Dolby Vision, còn Samsung thì trang bị HDR 10+. Như chúng ta đã biết, HDR Dolby Vision là chuẩn HDR tốt nhất, đẹp nhất thế giới hiện nay.
Bên trái là Samsung 65QN85D, bên phải là Sony BRAVIA 7
HDvietnam test khả năng trình diễn HDR bằng những video 4K chất lượng cao và đặc biệt là có HDR Dolby Vision. Hãy lưu ý một điều rằng những phim Bluray 4K không phải phim nào cũng có HDR Dolby Vision (ký hiệu bằng chữ DV), mà có khi nó chỉ có HDR thông thường. Nên để test được chuẩn thì phải dùng phim có HDR DV. Thực tế cho thấy TV của Sony đã phát phim 4K HDR tốt hơn hẳn, đặc biệt là các vùng tối tạo được sự rõ ràng trong chi tiết nhưng vẫn đảm bảo độ nổi khối cho khung cảnh trong phim.
Quay trở lại với trang đánh giá Rtings uy tín, họ cũng đã chấm TV của Sony 9.3 điểm, so với TV Samsung là 8.6 điểm. Kết quả này phù hợp với những gì bằng mắt thường quan sát được với những hình ảnh HDR được chiếu song song trên 2 chiếc TV đặt cạnh nhau.
Một điểm đặc biệt nữa là trên dòng TV Sony BRAVIA 7, ở ngay chính ứng dụng Netflix, người dùng có thể bật tắt và tùy chỉnh các chế độ HDR Dolby Vision (tất nhiên là với những phim có HDR DV), có cả chế độ sống động hay sáng hoặc tối, tùy theo sở thích, cách tái tạo ánh sáng màu sắc, để lựa chọn. Mỗi người có thể chọn nhanh ngay lập tức chế độ HDR cho mình chỉ bằng một nút bấm. Điều này thì không có trên app Netflix của Samsung, vì ngay chính TV Samsung cũng không có HDR Dolby Vision, nên trong app Netflix không thể có sẵn được.
Trải nghiệm âm thanh
Âm thanh là phần quan trọng khi chúng ta xem phim tại nhà, để đảm bảo được hiệu ứng âm thanh trong phim, cần thứ nhất là công suất loa cao, thứ nhì là số lượng loa đủ để có thể đánh ra các hướng khác nhau, trong những cảnh cháy nổ, hành động.
Đối với TV Sony, hãng trang bị cho dòng BRAVIA 7 đến 4 loa, tổng công suất lên đến 40W. Chính vì vậy mà âm thanh phát ra rất “có lực”, tiếng bass rất chắc chắn, mạnh mẽ, đủ độ trầm để tạo ra những hạ âm quan trọng trong phim như tiếng bom nổ. Tiếng mid rất trong và rõ nét, tiếng treble lên cao nhưng không gắt, có độ dày tốt. Chính vì vậy mà không chỉ xem phim, khi nghe nhạc trên chiếc TV này cũng hay hơn hẳn khi nghe trên TV Samsung QN85D.
Hệ điều hành Android vẫn linh hoạt hơn Tizen
Hệ điều hành của 2 chiếc TV này thì năm nay cũng vẫn không có quá nhiều thay đổi, trừ việc bố trí sắp xếp icon trên TV Sony hơi khác một chút.
Hệ điều hành Anroid TV của Sony vẫn tỏ ra ưu thế hơn hẳn hệ điều hành đóng như Tizen trên TV Samsung. Trợ lý ảo Google Assistant cũng vượt trội. Ngoài ra cũng có thể cài được những app xem phim đặc biệt lên TV Sony, kiểu như app Kodi hay Plex để tận dụng kho phim cá nhân hoặc là kho phim lưu trên cloud. Những điểm này trong những bài so sánh TV những năm trước HDvietnam đã nói rồi, năm nay không nói lại nữa.
Tổng kết
Sau khi thực hiện các bài test so sánh, có thể nhận thấy rằng TV Sony BRAVIA 7 cho trải nghiệm xem phim tại gia tốt hơn hẳn so với Samsung QN85D, nhờ vào chip AI xử lý hình ảnh, tương phản, màu sắc và HDR đều tốt. Thêm vào đó là chất lượng âm thanh cũng uy lực hơn. Bù lại TV Samsung cho góc nhìn khi ngồi lệch tốt hơn, còn TV Sony nếu không ngồi lệch góc quá nhiều thì không ảnh hưởng gì cả.
TV Sony BRAVIA 7: https://www.sony.com.vn/bravia/products/bravia-7?cid=cmp-apac-164256
TV Samsung QN85D: https://www.samsung.com/vn/tvs/qled-tv/qn85d-55-inch-neo-qled-4k-tizen-os-smart-tv-qa55qn85dbkxxv/