HD Sài Gòn - Niềm Vui Bất Tận

longdnl

Well-Known Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

"Đại hiệp" Kim Dung và nỗi đau về người con trai tự tử

Nhà văn Kim Dung đã tìm đến Kinh Phật để mong lý giải được nguyên nhân cậu con trai Tra Truyền Hiệp tự tìm đến cái chết khi chưa tròn 20 tuổi.

Kim Dung, tên thật Tra Lương Dung, là nhà văn đương đại nổi tiếng Trung Quốc. Ông được đông đảo độc giả hâm mộ bởi hàng loạt tiểu thuyết võ hiệp đặc sắc như Thiên long bát bộ, Anh hùng xạ điêu, Thần điêu hiệp lữ, Lộc Đỉnh ký, Tiếu ngạo giang hồ… Kim Dung được mệnh danh là 'Thái Sơn, Bắc Đẩu' trong giới tác giả viết tiểu thuyết võ hiệp

kim_dung_1.jpg
Nhà văn Kim Dung và vợ
Nhiều năm qua, Kim Dung hiếm khi công khai tham gia sự kiện mà dành phần lớn thời gian ở nhà. Theo Sina, sức khỏe nhà văn 92 tuổi vẫn ổn định. Hôm 27/3, ông tham gia buổi tọa đàm 'Kim Dung võ hiệp và Giấc mơ Trung Quốc', diễn ra ở Bắc Kinh.

Đi cùng Kim Dung còn có các cháu của ông. Trong hoạt động, ban tổ chức chia sẻ ảnh Kim Dung và con trai thứ Tra Truyền Thích. Bức ảnh dấy lên tò mò của người hâm mộ về các con của nhà văn - họ làm nghề gì và có ai nối nghiệp bố?


Kim Dung có bốn con, hai trai hai gái. Con trai lớn Tra Truyền Hiệp, con trai thứ Tra Truyền Thích và hai con gái là Tra Truyền Thi, Tra Truyền Nột. Cả bốn người đều là con của Kim Dung với người vợ thứ hai Chu Mai (Kim Dung có ba đời vợ, lần lượt là Đỗ Trị Phân, Chu Mai và Lâm Nhạc Di).

Tra Truyền Hiệp là người thừa hưởng ở bố nhiều nhất khả năng văn chương. Kim Dung dạy Truyền Hiệp Tam Tự Kinh từ khi cậu bé còn bi bô học nói.

Bốn tuổi, Truyền Hiệp đã thuộc lòng Tam Tự Kinh, sáu tuổi đã thuộc Tăng Quảng Hiền Văn. Mọi người đều gọi cậu là tiểu thần đồng. Được gia đình hun đúc, Tra Truyền Hiệp yêu thích tiểu thuyết từ thuở ấu thơ.

Năm 1965, tiểu thuyết Hiệp khách hành đăng trên tờ Minh Báo của Hong Kong (tờ báo do Kim Dung sáng lập). Truyện có nhiều đoạn nói về tình yêu con của vợ chồng Thạch Thanh. Câu chuyện cảm động, gần gũi đó được viết từ chính lòng thương vô bờ của vợ chồng Kim Dung với Truyền Hiệp.

kim_dung1.jpg
Nhà văn Kim Dung và hai con Tra Truyền Hiệp, Tra Truyền Thi.
Tra Truyền Hiệp say mê Hiệp khách hành, đến mức có một lần cậu đang đọc tiểu thuyết dưới mái hiên tí tách mưa rơi, cha mang món ngon đến trước mặt rồi gọi con nhưng cậu vẫn không rời mắt khỏi sách.

Năm 14 tuổi, Truyền Hiệp viết một bài văn nói rằng đời người là bể khổ, chẳng có ý nghĩa gì và tỏ ý muốn được giải thoát. Có người sau khi đọc bài văn thì chột dạ, khuyên Kim Dung nên ngăn cản cậu bé khỏi những suy nghĩ này. Song nhà văn bảo con trai đúng. Ông khen Truyền Hiệp sớm nhận biết, tư tưởng sâu sắc.


Kim Dung không thể ngờ được rằng, cũng vì 'sớm nhận biết', Truyền Hiệp về cõi vĩnh hằng khi còn ở tuổi thanh xuân. Tháng 10/1976, Tra Truyền Hiệp tự tử, sau khi cãi vã với bạn gái qua điện thoại. Lúc đó, cậu chưa đầy 20 tuổi và đang là sinh viên năm nhất Đại học Columbia (Mỹ).

Lúc bấy giờ, có hai khả năng được đưa ra về lý do tự tử của Tra Truyền Hiệp.

Lý do thứ nhất liên quan tới việc Kim Dung và Chu Mai ly hôn. Ở Mỹ, Truyền Hiệp biết quan hệ giữa bố mẹ rạn nứt, sắp sửa chia tay nên rất buồn. Anh nhiều lần khuyên bố mẹ hàn gắn nhưng không thể. Gia đình tan vỡ là cú đòn mạnh giáng vào anh. Để rồi trong phút chán nản, cậu sinh viên nghĩ đến sự giải thoát.

Lý do thứ hai được đưa ra có liên quan tới tình cảm cá nhân của Tra Truyền Hiệp. Lúc đó, Truyền Hiệp yêu một cô gái sống ở San Francisco. Đôi tình nhân trẻ mâu thuẫn và Truyền Hiệp tự tử vì tình yêu không tốt đẹp.
kim_dung2.jpg
Kim Dung và con gái Tra Truyền Nột.
Cái chết của con trai là nỗi đau không bao giờ bù đắp nổi đối với Kim Dung. Nhà văn từng hồi ức về quãng thời gian u ám sau khi con qua đời:

'Sau khi nghe tin con mất ở Mỹ tôi đau đớn và u sầu. Nhưng hôm đó tôi có bài viết quan trọng cho báo. Vừa viết vừa rơi nước mắt. Lòng quặn thắt nhưng tôi vẫn phải viết'. Tiếp đến, ông đi Mỹ đưa thi thể con về Hong Kong mai táng.


Thời gian đó, Kim Dung từng muốn chết theo con. Một câu hỏi lớn xâm chiếm tâm hồn ông: 'Tại sao con tự tử, tại sao con bỗng nhiên từ bỏ sinh mệnh. Tôi muốn tới cõi âm gặp Truyền Hiệp, muốn con giải đáp câu hỏi này'.

Con trai tự tử cũng là lý do trực tiếp khiến nhà văn theo tín ngưỡng Phật giáo. Sau khi con qua đời, ông bắt đầu nghiên cứu Kinh Phật, từ sách Phật giáo tìm câu trả lời cho cuộc đời.

Năm 1991, Kim Dung bán tờ Minh Báo cho Vu Phẩm Hải. Không ít người cho rằng ông trao đứa con tinh thần của mình cho Vu Phẩm Hải vì người này có ngoại hình giống Tra Truyền Hiệp.

Kim Dung nói rằng: 'Về lý tính, tôi không nghĩ như thế. Nhưng Vu Phẩm Hải sinh cùng năm với con trai lớn của tôi, đều tuổi Khỉ. Tướng mạo đúng là hơi giống nhau. Tình thân tự nhiên trỗi dậy trong tiềm thức. Cũng có thể là như vậy'.


Ba người con còn lại của Kim Dung nay đều đã là cha, là mẹ và không ai theo nghiệp văn chương. Con gái lớn Tra Truyền Thi tốt nghiệp Đại học York (Canada) với thành tích xuất sắc. Cô kết hôn năm 1988, cùng phó tổng biên tập một tờ báo của Hong Kong.

Con gái thứ Tra Truyền Nột là một họa sỹ tài năng và rất tích cực làm từ thiện. Một số người thân cận với Kim Dung nói rằng, Tra Truyền Nột là cảm hứng để Kim Dung xây dựng hình tượng Tiểu Long Nữ.


Con trai thứ Tra Truyền Thích có vẻ ngoài rất giống Kim Dung. Hồi nhỏ anh không mấy nghe lời cha mẹ, học hành cũng không có thành tích gì nổi bật.

Sau này, Kim Dung cho con du học ở Anh, cậu chọn ngành kế toán vì cho rằng 'kế toán chỉ cần nhập dữ liệu vào các ô cố định là ra đáp số, thích hợp nhất cho những người lười'. Tốt nghiệp đại học trở về Hong Kong, Truyền Thích về làm phó giám đốc ở nhà xuất bản của Kim Dung, giúp cha quản lý công việc về xuất bản.

ST.
 

tonytruong

Super Moderators
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

Tin mới vừa xem trên TV:
Chiếc máy bay MH370 của Malai đã tìm thấy bị rơi trong 1 cánh rừng ở phía nam Ấn Độ.
Thế mà cứ hô nhau ra biển tìm kim. :D

Cái việc này mấy tuần qua cứ đăng tin lúc thì thế này, lúc thì thế nọ làm cho mình cảm thấy nhảm hết sức luôn, nản không thèm xem tin luôn, cuối cùng thì sự đau thương mất mát là tiêu hết, Thật là đau lòng cho do toàn thế giới.! khi đụng chuyện thì KT hiện đại mới biết như thế nào.? :(
 

longdnl

Well-Known Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

Các loại mắm ở Việt Nam

Dải đất hình chữ S hiền hòa chạy dọc biển đã mang tới nguồn tài nguyên thủy hải sản dồi dào cho Việt Nam. Đi dọc đất nước, ta dễ dàng bắt gặp một món ăn chung tên gọi nhưng cũng là thứ đặc sản rất riêng của mỗi vùng miền: món mắm. Nói cách khác, hương vị Việt Nam không thể thiếu vị nồng đặc trưng của mắm…


1. Mắm tôm

45189_20140331112231.jpg


Mắm tôm là thứ đặc sản đất Bắc, có mùi vị vô cùng đặc trưng. Mắm được làm từ tôm hoặc moi và muối ăn, qua quá trình lên men tạo màu tím thẫm và mùi nồng đặc trưng đến nỗi "mùi mắm tôm" trở thành một từ thông dụng trong cuộc sống hàng ngày. Nhiều người yêu thích mắm tôm nhưng cũng có không ít người chỉ ngửi thấy mùi mắm tôm đã "chạy làng".

15526_20140331112233.jpg


Mắm tôm có thể ăn sống là một loại nước chấm, đánh với rượu trắng và cốt chanh để giảm mùi gắt. Mắm cũng có thể dùng với bún, tạo thành món bún đậu mắm tôm ngon nổi tiếng hay gia tăng hương vị cho bún riêu, bún thang. Trong các món nấu, mắm tôm là thức không thể thiếu để pha chế các món giả cầy và rựa mận.

2. Mắm cáy

41253_20140331112236.jpg


Nếu ai không chịu được mùi mắm tôm, thì chắc chắn còn phải hoảng hốt hơn nhiều với hương mắm cáy. Mắm cáy được làm từ cáy, một loai cua sống chủ yếu ở vùng duyên hải. Mắm cáy có màu nửa xanh nửa nâu, vị nồng hơn mắm tôm rất nhiều. Song nếu vượt qua được mặc cảm ban đầu, không ít người phải công nhận mắm cáy không chỉ ngon và còn rất dễ nghiện. Mắm cáy chấm rau khoai lang là món ăn bình dị quen thuộc của người dân vùng duyên hải Bắc Bộ.

3. Mắm nêm

23039_20140331112240.jpg


Mắm nêm còn được gọi là mắm cái, là loại được làm từ cá như mắm nước nhưng có cách chế biến hoàn toàn khác. Nếu mắm nước lấy mắm từ nước chắt ra ở thân cá và muối thì mắm cái sử dụng cả xác cá. Sau quá trình ướp muối, lên men, cá được trộn một số phụ liệu như thính, thơm, đường...để tạo hương vị đặc trưng.

7330_20140331112242.jpg


Mắm cái thường có hai dạng: dạng nguyên con (cá cơm, cá sơn đỏ...) và dạng xay nhuyễn (cá trích, cá nục, cá liệt...). Mắm nêm là loại nước chấm đặc trưng của miền Trung Việt Nam.


4. Mắm ruốc


52583_20140331112243.jpg



Mắm ruốc được làm từ ruốc, một loại tôm nhỏ nhưng màu sắc và mùi vị khác hoàn toàn mắm tôm. Mắm ruốc có vị tanh vừa phải, thơm nhẹ, không quá mặn, màu đỏ hồng. Đây là món ăn không thể thiếu trong bữa cơm hàng ngày của người dân xứ Huế.


5. Mắm tôm chua

28949_20140331112615.jpg


Một loại mắm cũng được chế biến từ tôm, cũng là một món đặc sản đặc biệt tại Huế khác là mắm tôm chua. Mắm được làm từ tôm rảo tươi ủ chua. Khác với mắm tôm mặn có màu nâu và con tôm đã bị giã nhuyễn, mắm tôm chua có màu đỏ và con tôm còn nguyên hình, hương vị chua ngọt, pha chút vị cay nhẹ của riềng, ớt rất dễ chịu, dễ ăn hơn mắm tôm. Mắm tôm chua dùng chấm các món thịt luộc rất ngon.

6. Mắm rươi


Mắm rươi là món mắm ngon nổi tiếng của Việt Nam. Tuy nhiên, cách chế biến mắm rươi ở một số tỉnh duyên hải miền Bắc lại khác biệt hoàn toàn so với mắm rươi vùng Trà Vinh, đồng bằng sông Cửu Long.

21362_20140331112308.jpg


Mắm rươi miền Bắc


Người miền Bắc làm mắm rươi thành dạng đặc với sự phối trộn cả vỏ quýt, gừng, muối rang vàng, rượu nếp và thính gạo. Món ăn từng được thị dân Hà Nội yêu thích đặc biệt một thời. Ngay đến tác giả cuốn "Ẩm thực Hà Nội" - nhà văn Vũ Bằng cũng phải ca ngợi "mắm rươi ăn với tôm he bông không có rau cần và rau cải cúc thì hỏng kiểu và ông nhận xét không thể nào quan niệm được một bữa mắm rươi 'ra giáng' mà lại thiếu hai món rau quan yếu đó. Thiếu nó, thật y như một người đàn bà đẹp mà vô duyên: tẻ lắm.

41533_20140331112310.jpg



Mắm rươi Trà Vinh

Người vùng Trà Vinh thường làm rươi thành nước mắm. Công thức chế biến mắm rươi của cư dân Trà Vinh rất đơn giản, chỉ gồm rươi, muối ăn, nước sạch nhưng cho thành phẩm là loại nước mắm tương đối sánh đặc được các vua chúa triều Nguyễn vô cùng yêu thích. Vì vậy mắm rươi Trà Vinh còn có tên gọi vương giả là nước mắm ngự.

7. Mắm cá miền Tây

Ở miền Tây, bất kỳ loại cá nào cũng có thể làm mắm. Tiêu biểu hơn cả có thể kể tới mắm cá lóc, mắm cá linh, mắm bò hóc...


86786_20140331112312.jpg



Mắm lóc Châu Đốc


27781_20140331112317.jpg





Mắm cá lóc là món mắm tiêu biểu của vùng Châu Đốc, An Giang và là nguyên liệu làm nên món bún cá Châu Đốc nổi tiếng. Nổi lầu mắm đất Cần Thơ lại không thể thiếu món mắm cá linh vàng ươm, thơm lựng. Mắm bò hóc là đặc sản của người Khmer, có mùi rất nồng nhưng lại là gia vị quen thuộc trong hầu hết các món ăn của người Khmer ở Sóc Trăng, Trà Vinh...

8. Mắm thái

24947_20140331112319.jpg


Mắm thái cũng là một loại mắm đặc sắc ở miền Tây.Đây là món ăn được biến tấu dựa trên món mắm ruột (làm từ ruột cá lóc rất ngon và đắt tiền) bằng cách thái nhỏ thịt mắm cá lóc trộn với dưa đu đủ bào sợi, ướp thêm đường và gia vị. Có nhiều cách thưởng thức mắm thái nhưng ngon nhất là một mâm đầy đủ với bún tươi, rau xanh, thịt luộc, bánh tráng.


(Depplus)
 

CN9H

Active Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

Chào ngày mới tốt đẹp đến với AE HDSG!@};-:-bd:)
Hôm nay em được nghỉ làm đi công chuyện ở Thủ Đức, anh Sơn rãnh không chút ra Đồng Xanh uống cafe nhé anh.
Thôi lên đường đây.
 

dangtu

Active Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

Hôm nay em được nghỉ làm đi công chuyện ở Thủ Đức, anh Sơn rãnh không chút ra Đồng Xanh uống cafe nhé anh.
Thôi lên đường đây.

rồi kg biết có giống bac Bình kg?
hihihihihih
 

dangtu

Active Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

qua nay kg thấy a Long đâu hết chắc hôm qua bận quá, hôm nay a có bận kg?
 

wimax

Well-Known Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

Hôm nay em được nghỉ làm đi công chuyện ở Thủ Đức, anh Sơn rãnh không chút ra Đồng Xanh uống cafe nhé anh.
Thôi lên đường đây.

Mới gọi cho bác Sơn . Hẹn nhau ngã tư Bình Thái rồi đi chung xe luôn . Nhanh lên nhé
 

dangtu

Active Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

rồi mới gọi cho A Long a Long nói cũng xuống luôn

---------- Post added 01-04-2014 at 07:40 ----------

vậy là tứ đại a hùng gặp nhau kg say kg về hen
 

binhhc

Moderator
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

Cái việc này mấy tuần qua cứ đăng tin lúc thì thế này, lúc thì thế nọ làm cho mình cảm thấy nhảm hết sức luôn, nản không thèm xem tin luôn, cuối cùng thì sự đau thương mất mát là tiêu hết, Thật là đau lòng cho do toàn thế giới.! khi đụng chuyện thì KT hiện đại mới biết như thế nào.? :(
Đó là tin "đặc biệt" ngày 1/4 Trường à! :p
 

dangtu

Active Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

a Sơn đâu rồi nhanh nhanh đón khách kìa a Sơn ơn
 

dangtu

Active Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

thôi đi làm ly cafe rồi ra nga tư thủ đức đợi anh em xuống nhậu thôi, kg biết còn ai nữa kg ta?
 

tonytruong

Super Moderators
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

thôi đi làm ly cafe rồi ra nga tư thủ đức đợi anh em xuống nhậu thôi, kg biết còn ai nữa kg ta?

Đã chờ AE xuống thì làm vài ve khởi động chút đi, rồi anh với Long chạy tới tấp vô làm mạnh luôn hén. :)) ;)) =))

P/s Anh đang đứng chờ Long ở ngã tư hàng xanh rồi nè. :)
 

dangtu

Active Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

Đã chờ AE xuống thì làm vài ve khởi động chút đi, rồi anh với Long chạy tới tấp vô làm mạnh luôn hén. :)) ;)) =))

P/s Anh đang đứng chờ Long ở ngã tư hàng xanh rồi nè. :)

ok vậy e ra ngã tư là trươc vậy
 

truonghd

Well-Known Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

Đã chờ AE xuống thì làm vài ve khởi động chút đi, rồi anh với Long chạy tới tấp vô làm mạnh luôn hén. :)) ;)) =))

P/s Anh đang đứng chờ Long ở ngã tư hàng xanh rồi nè. :)

Coi chừng bị dính chưởng \m/
 

thinhkappa

Well-Known Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014




1. Mắm tôm

15526_20140331112233.jpg


Mắm tôm có thể ăn sống là một loại nước chấm, đánh với rượu trắng và cốt chanh để giảm mùi gắt. Mắm cũng có thể dùng với bún, tạo thành món bún đậu mắm tôm ngon nổi tiếng hay gia tăng hương vị cho bún riêu, bún thang. Trong các món nấu, mắm tôm là thức không thể thiếu để pha chế các món giả cầy và rựa mận.


giả cầy thôi chứ ko có cầy hả a Long ?:)):)):)) =))=))=))
 
Bên trên